Kết quả tìm kiếm cho "hồ sơ cấp"

Kết quả 61 - 70 trong khoảng 65

Tiếp tục lập hồ sơ xếp hạng cấp tỉnh cho nhiều di tích 

Cập Nhật 28-02-2012

Trong tháng 2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tiếp tục lập hồ sơ xếp hạng 4 di tích cấp tỉnh: Chiến khu Thuận An Hòa (TX.Thuận An), Ấp chiến lược kiểu mẫu Bến Tượng (huyện Bến Cát), Cầu Sông Bé (huyện Phú Giáo), Căn cứ Suối Dứa (huyện Dầu Tiếng). Lập kế hoạch xây dựng bia di tích Tháp canh Cầu Bà Kiên (huyện Tân Uyên), Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành (huyện Phú Giáo); đồng thời tổ chức kiểm kê di sản văn hóa Hán Nôm trên địa bàn tỉnh. Trong tháng, hệ thống bảo tàng, nhà truyền thống và các di tích trên địa bàn tỉnh thường xuyên mở cửa phục vụ trên 20.000 lượt khách tham quan.

Trợ cấp ngày công, hỗ trợ đóng bảo hiểm cho một số đối tượng lực lượng vũ trang ở cơ sở 

Cập Nhật 12-01-2011

HĐND tỉnh Bình Dương vừa có Nghị quyết số 41/2010/NQ-HĐND7 Về mức trợ cấp ngày công lao động đối với lực lượng dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ Chỉ huy phó quân sự cấp xã và phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ khu, ấp đội trưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, các cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ (trừ Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn và lực lượng dân quân thường trực) không hưởng lương từ ngân sách trong thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện quân sự, hội thao, hoạt động chiến đấu trị an, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và các sự cố nghiêm trọng khác được trợ cấp ngày công lao động hàng ngày đối với 1 dân quân tự vệ bằng hệ số 0.12 so với mức lương tối thiểu hiện hành; hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế tự nguyện cán bộ Chỉ huy phó quân sự cấp xã; phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ khu, ấp đội trưởng bằng hệ số 1.00 so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Di tích Sở Chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh: Được cấp bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia 

Cập Nhật 20-10-2010

UBND huyện Dầu Tiếng vừa tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia cho di tích Sở Chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh. Đây là di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Dầu Tiếng nằm trên địa bàn ấp Tân Định, xã Minh Tân. Ngay khi chiến dịch Hồ Chí Minh sắp mở màn, để trực tiếp chỉ huy chiến dịch ngay từ đầu sát với tình hình, Sở Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh mà trực tiếp là các đồng chí Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng quyết định chuyển tới căn cứ tiền phương sát với chiến trường và chọn địa danh Căm Xe (nay là Tân Định, xã Minh Tân) để đóng Sở Chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, nên nơi đây còn được gọi là Sở Chỉ huy Căm Xe.

Vụ “chậm” giải quyết hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Phan Thị Thu Hà, xã Hưng Định, Thuận An: Do phải giải quyết khiếu nại! 

Cập Nhật 27-04-2010

Chuyên viên thanh tra đất đai, Phòng Tài nguyên- Môi trường (TN-NT) huyện Thuận An Trịnh Nguyên Đức đã cho biết như vậy khi trả lời phóng viên (P.V) Báo Bình Dương về vụ khiếu nại của bà Phan Thị Thu Hà. Ông Đức nêu rõ: “Khi bà Hà nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) thì Phòng TN-MT đã tiến hành đo đạc xong. Trong quá trình giải quyết hồ sơ thì phía bà Phan Ngọc Mỹ là cô của bà Hà có đơn yêu cầu đình chỉ việc cấp lại sổ cho bà Hà; bởi vì đây là đất hương hỏa của gia tộc... và sổ đỏ của bà Hà hiện do ông Phan Văn Một, là ông nội của bà Hà đang giữ. Sau khi tiếp nhận đơn, Phòng TN-MT có mời bà Mỹ lên làm việc, đồng thời chúng tôi cũng đã thông báo cho bà Mỹ biết: việc ông Một là cha của bà Mỹ giữ giấy chứng nhận QSDĐ của bà Hà là trái với quy định của pháp luật. Về vấn đề này, bà Mỹ cũng đã thống nhất và hẹn trong Tết Nguyên đán 2010 khi ông Một ở nước ngoài về sẽ đem sổ đỏ trả lại cho bà Hà; vì ông Một hiện đang định cư tại Mỹ. Tuy nhiên, sau tết thì ông Một vẫn chưa giao nộp sổ nên chúng tôi tiếp tục làm việc với bà Mỹ thì được bà cho biết là “ông Một không về Việt Nam” và xin hẹn 1 tháng sau (5-4-2010) sẽ giao nộp. Ngay sau đó, Phòng TN-MT huyện đã có báo cáo sự việc gửi UBND huyện...

Vì sao 63 hộ nông dân ở Hiếu Liêm chưa được cấp sổ đỏ? 

Cập Nhật 10-04-2010

Họ đã đổ mồ hôi, công sức và vốn liếng của mình để biến một vùng đất đầy cỏ dại thành những vườn cây ăn trái trù phú. Không ai có thể ngờ những nông dân này lại thành công với mô hình cây ăn trái, đặc biệt là cây có múi trên mảnh đất này. Nhiều người trong số họ đã được Trung ương và tỉnh công nhận nông dân sản xuất giỏi. Thế nhưng sau hơn 10 năm gắn bó, sản xuất ổn định trên mảnh đất này, chưa một ai trong số họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) (sổ đỏ) mặc dù UBND tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo huyện thực hiện. Đó là câu chuyện của 63 hộ nông dân ở xã Hiếm Liêm, huyện Tân Uyên...

Quay lên trên