Hôm qua (14-8), tại buổi thảo luận về dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những số liệu thống kê cho thấy độ “vênh” về tỷ lệ giữa các đối tượng thanh niên thực hiện NVQS, độ “vênh” về tỷ lệ những người có trình độ đại học, cao đẳng nhập ngũ so với các đối tượng công dân khác. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ, đồng thời chưa thực sự bảo đảm sự công bằng xã hội về thực hiện NVQS.
Theo tài liệu tại phiên họp, một bộ phận công dân đã có việc làm, có trình độ học vấn cao, có chuyên môn kỹ thuật và con em cán bộ, công chức, các gia đình có điều kiện kinh tế thực hiện NVQS tại ngũ chưa nhiều (chỉ chiếm 4,94%) và có xu hướng giảm. Trong khi đó, con em nông dân, người chưa có việc làm thực hiện NVQS lại đang chiếm số đông (trên 80%), đặc biệt lại có xu hướng tăng. Tỷ lệ con em là người dân tộc thiểu số nhập ngũ cũng còn thấp, chỉ khoảng 14%. Một điều đáng suy nghĩ nữa là, tỷlệcông dân cótrình độcao đẳng, đại học chỉchiếm khoảng 0,64% tổng sốthanh niên nhập ngũhàng năm trong khi tổng sốsinh viên trung bình trong các năm gần đây luôn ở khoảng trên 1,5 triệu người, chiếm 50% tổng sốcông dân trong độtuổi NVQS…
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho rằng Luật NVQS hiện hành quy định đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh, sinh viên đang học tập tại trường trung học phổthông, cơ sởgiáo dục nghề nghiệp, cơ sởgiáo dục đại học trong thời bình quá rộng, gây khó khăn trong quá trình xét duyệt gọi công dân nhập ngũ. Chính vì vậy, dựthảo Luật NVQS (sửa đổi) chỉ quy định tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với học sinh đang học phổthông, sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học hệ chính quy. Việc thu hẹp diện được tạm hoãn này là để nâng cao chất lượng gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội về thực hiện NVQS. Dựthảo cũng đề xuất, đối với công dân đang theo học chương trình đào tạo đại học được ưu tiên tạm hoãn gọi nhập ngũ nhằm tạo nguồn lực phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng sau khi tốt nghiệp sẽ được gọi nhập ngũ. Đối với công dân đang học tập tại các nhà trường hoặc trúng tuyển vào các trường thuộc các cơ sởgiáo dục không thuộc đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ, sẽ được gọi nhập ngũ và bảo lưu kết quả để sau khi xuất ngũ được các nhà trường tiếp nhận lại…
Có thể nói, việc sửa đổi Luật NVQS là hết sức cần thiết, không chỉ tạo tiền đề nâng cao chất lượng nhập ngũ hàng năm, bảo đảm sựcông bằng xã hội khi thực hiện NVQS mà còn đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc trong tình hình mới. Còn với mỗi công dân, nhập ngũ, thực hiện NVQS phải là một trách nhiệm thiêng liêng, tựhào.
ĐÀM THANH