Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở TX.Dĩ An: Kết quả bước đầu

Cập nhật: 26-08-2013 | 00:00:00

Ban chỉ đạo “Đề án 1956” TX.Dĩ An ban hành Kế hoạch số 312/KH-BCĐ ngày 25-1-2013 về việc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) năm 2013, trong đó nhấn mạnh tập trung tuyên truyền, tư vấn nghề cho LĐNT có nhu cầu nghề hoặc chưa có việc làm ổn định. Sau thời gian triển khai thực hiện, đềán đã thực sự đi vào cuộc sống.  

Sau khi tham gia khóa học cắt uốn tóc, giờ đây anh Bùi Thanh Phúc đã tự tin với tay nghề của mình

LĐNT đã có việc làm ổn định

“Biết sống vìmọi người, cùng chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh là điều hạnh phúc trong cuộc sống”, đó là lời tâm sự của anh Bùi Thanh Phúc ở phường DĩAn. Bởi bản tính luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người nên đông đảo thanh niên ở đây xem anh Phúc là chỗ dựa tin cậy cho thanh niên muốn học nghề. Được sựgiới thiệu của cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ- TB&XH) TX.Dĩ An, anh tham gia lớp học cắt uốn tóc. Sau khi tốt nghiệp, anh mở tiệm cắt tóc Tú Hàm ở khu phố Nhị Đồng. Với tính cách đam mê học tập, sáng tạo trong suy nghĩ, anh luôn làm vừa lòng khách hàng. Chính vìvậy, ngày càng có nhiều khách hàng đến tiệm cắt tóc của anh. Không chỉ có nghề cắt tóc, anh còn “truyền nghề” trang điểm cho nhiều bạn trẻ. Anh cho biết nhìn các bạn trẻ chưa có việc làm, thấy giống mình ngày xưa, anh vận động và đứng ra nhận dạy. Hầu hết thanh niên được anh đào tạo đều chắc tay nghề và từng bước tự làm chủ và ổn định cuộc sống. Anh “bật mí” thu nhập bình quân của anh khoảng 10 triệu đồng/tháng và mơ ước sẽ được tham dự cuộc thi “Cây kéo vàng” để có cơ hội học tập và nâng cao tay nghề.

Anh Nguyễn Văn Trung ở phường Tân Bình lại làm chủ cuộc sống từ khi tham gia khóa học lái xe nâng hàng. Sau 3 tháng tham gia khóa học, anh tốt nghiệp với tấm bằng loại khá và xin vào làm tại Công ty TNHH DaiDo Việt Nam. Với mức lương khởi điểm hơn 3 triệu đồng và các khoản phụ cấp chính đáng khác. Anh nói: “Tôi tự tin với nghề này bởi nó không chỉ phù hợp với tôi mà còn bảo đảm thu nhập cho cả gia đình. Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ để đến cuối năm tiếp tục đăng ký học lái xe ô tô”.

Kết quả bước đầu

Còn nhiều LĐNT ở Dĩ An vươn lên ổn định cuộc sống từ khi Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT ở TX.Dĩ An đi vào cuộc sống. Có được kết quả này, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH thị xã đã tỉ mỉ làm từng động thái rất nhỏ như lập công văn, thông báo đến các phường nội dung chiêu sinh các lớp dạy nghề cho LĐNT; phối hợp với Ban chỉ đạo các phường đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT có nhu cầu học hoặc chưa có việc làm ổn định. Nhờ vậy trong 8 tháng đầu năm nay, phòng đã phối hợp với trường Trung cấp NghềDĩ An mở 4 lớp đào tạo cho LĐNT với 88 học viên tham gia. Các ngành nghề đào tạo cho học viên như lái xe nâng hàng, nấu ăn đãi tiệc, cắt uốn tóc. Dự kiến từ hết năm 2013, phòng sẽ phối hợp với trường Trung cấp Nghề Dĩ An đào tạo 100 học viên là LĐNT với kinh phídự kiến hơn 273 triệu đồng.

Ông Đặng Ngọc Phú, PhóTrưởng phòng LĐ-TB&XH TX.Dĩ An cho biết: “Hàng năm, công tác đào tạo nghềcho LĐNT đều do Sở LĐ-TB&XH phê duyệt theo quy định. Riêng các ngành nghề phi nông nghiệp như lái xe nâng, điện công nghiệp, cơ khí xây dựng, cắt uốn tóc, nấu ăn đãi tiệc sẽ do Phòng LĐ-TB&XH TX.Dĩ An trực tiếp đảm nhận. Đối với các ngành nghề nông nghiệp như kỹ thuật trồng và nhân giống nấm, kỹ thuật trồng hoa lan, kỹ thuật trồng và chăm sóc sinh vật cảnh, dự kiến sẽ phối hợp Phòng Kinh tế thị xã mở trong thời gian sắp tới để đáp ứng nhu cầu học viên là LĐNT nhằm giúp cho họ làm chủ được ruộng vườn của mình.

Kết quả bước đầu là thế, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Dĩ An vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Do số lượng LĐNT chưa có việc ổn định đăng ký học nghề không đủ nên các ngành ở Dĩ An dù có nhiều cố gắng đẩy mạnh tuyên truyền nhưng vẫn không bảo đảm sỉ số, vì thế không thể mở lớp theo kế hoạch. LĐNT thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng dù đã được tuyên truyền, tư vấn học nghề nhưng do điều kiện khó khăn, gia đình đông nhân khẩu, mức hỗ trợ tiền ăn còn thấp (10.000- 15.000 đồng/ngày học) nên đa số họ không có khả năng theo học đến cuối khóa. Ngoài ra, các doanh nghiệp trên địa bàn đều có chính sách đào tạo nghề cho lao động mới vào làm việc, sau 3 tháng người lao động vừa được hưởng lương, vừa có tay nghề. Từ đó, đa số LĐNT chỉ muốn làm việc ở các doanh nghiệp, chứ không muốn đi học nghề xong mới tìm việc làm”.

KIM HÀ

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=477
Quay lên trên