Hỏi: Khi chuyển làn không có tín hiệu báo trước (không xi nhan) bị xử phạt như thế nào?
+ Đối với xe máy: Mức phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng (điểm I, khoản 1, Điều 6 Nghị định 100).
+ Đối với xe ô tô: Mức phạt tiền từ 400.000-600.000 đồng (điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định 100); 3.000.000-5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc (điểm g, khoản 5, Điều 5 Nghị định 100); đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 1-3 tháng nếu vi phạm trên cao tốc (điểm b, khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).
Hỏi: Vượt đèn đỏ, đèn vàng bị xử lý như thế nào?
+ Phạt tiền từ 800.000-1.000.000 đồng đối với xe máy (điểm g, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123, sửa đổi, bổ sung từ điểm e, khoản 4, Điều 6 của Nghị định 100). Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng.
+ Phạt tiền từ 4.000.000-6.000.000 đồng đối với ô tô (điểm đ, khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung mới từ điểm a, khoản 5, Điều 5, Nghị định 100). Đồng thời, tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng hoặc từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn (điểm b, c, khoản 11, Điều 5).
Hỏi: Trường hợp đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” bị xử phạt như thế nào?
Đối với xe máy:
- Phạt tiền từ 1.000.000-2.000.000 đồng (khoản 5, Điều 6, Nghị định 100), tước quyền sử dụng GPLX từ 1-3 tháng (điểm b, khoản 10, Điều 6 Nghị định 100).
- Phạt tiền từ 4.000.000-5.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (điểm b, khoản 7, Điều 6, Nghị định 100); tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng (điểm c, khoản 10, Điều 6 Nghị định 100).
Đối với xe ô tô:
- Phạt tiền từ 3.000.000-5.000.000 đồng (điểm c, khoản 5, Điều 5 Nghị định 100); tước GPLX từ 2-4 tháng (điểm c, khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).
- Phạt tiền từ 10.000.000-12.000.000 đồng nếu gây tai nạn giao thông (điểm a, khoản 7, Điều 5, Nghị định 100), tước GPLX từ 2-4 tháng (điểm c, khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).
- Phạt tiền từ 16.000.000-18.000.000 đồng nếu đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc (điểm a, khoản 8, Điều 5, Nghị định 100); tước quyền sử dụng GPLX từ 5-7 tháng (điểm đ, khoản 11, Điều 5 Nghị định 100).
Hỏi: Trường hợp không có GPLX (với người đã đủ tuổi được điều khiển phương tiện) thì bị xử phạt như thế nào?
Đối với xe máy:
+ Phạt tiền từ 1.000.000-2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 (khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
+ Phạt tiền từ 4.000.000-5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên (khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Đối với xe ô tô:
+ Phạt tiền từ 10.000.000-12.000.000 đồng (khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Hỏi: Mức phạt nồng độ cồn với xe máy được quy định như thế nào?
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng (điểm c, khoản 6, Điều 6);
+ Tước GPLX từ 10-12 tháng. (điểm đ, khoản 10, Điều 6).
- Vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng (điểm c, khoản 7, Điều 6);
+ Tước GPLX từ 16-18 tháng (điểm e, khoản 10, Điều 6).
- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng (điểm e, khoản 8, Điều 6);
+ Tước GPLX từ 22-24 tháng (điểm g, khoản 10, Điều 6).
Hỏi: Mức phạt nồng độ cồn với ô tô được quy định như thế nào?
- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng (điểm c, khoản 6, Điều 5);
+ Tước GPLX từ 10-12 tháng (điểm e, khoản 11, Điều 5).
- Vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng (điểm c, khoản 8, Điều 5);
+ Tước GPLX từ 16-18 tháng (điểm g, khoản 11, Điều 5).
- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở:
+ Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng (điểm a, khoản 10, Điều 5);
+ Tước GPLX từ 22-24 tháng (điểm h, khoản 11, Điều 5).
SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG