Thời gian gần đây, liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp (DN) là hướng đi được nhiều cơ sở dạy nghề ở Bình Dương lựa chọn để đào tạo cung ứng nguồn nhân lực cho DN.
Đào tạo lao động tại doanh nghiệp
Bình Dương hiện có hơn 50 cơ sở dạy nghề, hầu hết các trường dạy nghềđều cóphòng quan hệquốc tế với nhiệm vụ gắn kết với DN để làm cầu nối đáp ứng nhu cầu của DN và người học nghề. Ghi nhận của chúng tôi tại trường Cao đẳng Nghề Công nghệ vàNông Lâm Nam bộ, năm học 2012-2013, trường đã đào tạo tại 8 cơ sở thuộc 7 tỉnh, gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Lắc, Kon Tum… Các ngành nghề màtrường đào tạo chủyếu làlâm sinh, làm vườn - cây cảnh, khuyến nông lâm. Với các ngành nghề đào tạo đó, thời gian qua, trường đã tổ chức thực hiện hoàn thành các hợp đồng đã ký kết; được DN, cơ sở đánh giácao vàdự kiến tiếp tục hợp tác đào tạo.
Từ chủtrương “Đào tạo gắn với việc làm”, trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore đã phối hợp tốt với DN trong việc cung cấp lượng học sinh sinh viên (HSSV) tốt nghiệp của trường tham gia lao động sản xuất tại DN. Hiện trường có Phòng Đối ngoại - Nghiên cứu ứng dụng đảm nhận liên hệ quan hệ DN giải quyết việc làm cho HSSV tốt nghiệp. Đểthực hiện chức năng giới thiệu việc làm cho HSSV tốt nghiệp, trường đã thực hiện quy trình gửi thông báo HSSV tốt nghiệp các ngành nghề đến DN; tiếp nhận thông tin tuyển dụng từ DN; cho HSSV có nhu cầu tìm việc làm đăng ký vào danh sách; tư vấn HSSV đăng ký phỏng vấn việc làm ở những DN theo nguyện vọng của HSSV.
Ngoài ra, trường còn tổ chức, sắp xếp DN đến trực tiếp tại trường đểphỏng vấn HSSV. Quy trình này được thực hiện trước khi thi tốt nghiệp, đã tạo nên tâm lý tốt cho HSSV trong trường. Cũng từ quy trình này cộng với thương hiệu vàuy tín, thời gian qua, trường đã giới thiệu, giải quyết việc làm cho trên 90% HSSV tốt nghiệp. Đến nay, trường có hơn 200 DN biết, thông tin liên hệ qua lại thường xuyên.
Điều đáng ghi nhận về công tác tư vấn, giới thiệu việc làm của trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore làđã giúp cho 3 đối tượng gắn bó mật thiết với nhau, không thểtách rời, đó làHSSV tốt nghiệp được quyền chọn lựa DN phù hợp với ngành nghề đã học cùng với các điều kiện khác; HSSV có việc làm ngay khi tốt nghiệp không phải mất nhiều thời gian đểtìm kiếm việc làm; DN yên tâm về sốlượng vàchất lượng lao động kỹ thuật được đào tạo từ nhàtrường; nhàtrường giới thiệu việc làm cho HSSV tốt nghiệp, không lãng phí nguồn lực lao động được toàn xã hội đầu tư. Từ đây, mối quan hệ giữa nhàtrường vàDN được hình thành, góp phần liên kết đểđào tạo, giới thiệu việc làm nguồn lao động.
Liên kết đào tạo nghề giữa các cơ sở dạy nghề với DN đang được các cơ sở đào tạo nghề tìm đến. Việc này không chỉ có lợi cho DN màhiệu quả với cơ sở đào tạo, bởi DN sẽ có ngay lao động phù hợp nhu cầu còn sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.
Theo dự báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến năm 2015, nhu cầu lao động qua đào tạo nghề ở Bình Dương cần khoảng 616.665 người. Mặt khác, nhu cầu lao động qua đào tạo trong cả 3 lĩnh vực kinh tế đều tăng. Điều này cho thấy xu hướng phát triển chung của xã hội đòi hỏi lao động ngày càng phải lành nghề nhằm nâng cao năng suất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế chưa qua đào tạo nghề đang có nhu cầu được đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc.
• TƯỜNG VY