Kết quả tìm kiếm cho "khai thác khoáng sản"

Kết quả 71 - 80 trong khoảng 83

Cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản 

Cập Nhật 24-12-2013

Bốc xúc quặng Ilemenite thô ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung: Cần quản lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản 

Cập Nhật 24-07-2013

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung cho rằng đề án được xây dựng khá công phu và chi tiết, tuy nhiên có một số điểm cần làm rõ và sát với tình hình thực tế của địa phương, đánh giá đúng tiềm năng của từng loại khoáng sản. Từ đó, UBND tỉnh sẽ có những tiền đề quan trọng để quản lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, không để thất thoát tài nguyên và buộc các đơn vị khai thác phải bảo đảm những quy định về môi trường, hoàn trả mặt bằng sau khai thác…

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản 

Cập Nhật 09-05-2013

Thông tư có 5 chương 16 điều, áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Nội dung thể hiện trên bản đồ hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, phương pháp hầm lò, khai thác khoáng sản ngập nước, khai thác đối với các loại khoáng sản khác… Ngoài ra, thông tư còn quy định về thống kê, kiểm tra trữ lượng khoáng sản, xác định trữ lượng khoáng sản đã khai thác hàng năm, thống kê trữ lượng khoáng sản được xác định trên cơ sở các thông tin, tài liệu và quy định về lưu trữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng và các thông tin, tài liệu liên quan.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam: Doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định trong khai thác khoáng sản 

Cập Nhật 08-01-2013

(BDO) Sáng nay (8-1), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Văn Nam cùng lãnh đạo một số sở ngành và huyện Tân Uyên đã có buổi làm việc với đại diện các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.

Đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp: Cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc kiểm tra và xử lý 

Cập Nhật 14-09-2012

Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (KTKS) tại Bình Dương chủ yếu cung cấp nguồn nguyên vật liệu như đất, đá, cát... phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và các công trình xây dựng. Các doanh nghiệp KTKS đóng góp lớn vào ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, hệ lụy mà ngành KTKS đem lại, đặc biệt là các tổ chức và cá nhân KTKS trái phép, cũng rất lớn. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm lập lại trật tự, đưa ngành công nghiệp này đi vào nề nếp.  Các mỏ khai thác đá có độ sâu lớn nên dễ gây ra tình trạng sạt lở nguy hiểm. Trong ảnh: Thực trạng mỏ đá Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An

Tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản 

Cập Nhật 06-09-2012

Dù trong quá trình quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (KS) trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng nguyên liệu cho lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần tích cực trong tiến trình phát triển cho địa phương, thế nhưng sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/2009/CT-UBND của UBND tỉnh, nhất là thời gian gần đây, hoạt động này diễn biến hết sức phức tạp. Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Tân, Trưởng phòng Tài nguyên nước và KS Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), cho biết hoạt động khai thác KS trái phép hiện vẫn còn xảy ra ở một vài địa phương, tập trung khai thác các loại KS như cát xây dựng, sỏi đỏ, đất san lấp, sét gạch ngói trái phép, tình trạng vi phạm về an toàn lao động và bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực khai thác xuống cấp trầm trọng... Ông mạnh dạn phân tích nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong công tác quản lý của các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cơ sở, thậm chí có nơi còn buông lỏng quản lý, kiểm tra xử lý pháp luật chưa nghiêm, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ... Đã vậy, công tác tuyên truyền pháp luật chưa sâu rộng làm cho ý thức chấp hành phát luật của một số doanh nghiệp (DN) hạn chế khá nhiều.

Cần quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường 

Cập Nhật 23-08-2012

Theo cảnh báo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, việc phát triển nhanh cả về số lượng doanh nghiệp và thành phần kinh tế tham gia hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản đã kéo theo những tổn hại về môi trường và thất thoát tài nguyên. Đánh giá của ủy ban chỉ rõ, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trên thực tế còn nhiều tồn tại và bất cập, nhiều vướng mắc chưa được giải quyết ảnh hưởng đến công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản và bảo vệ môi trường. Số lượng cấp giấy phép khai thác khoáng sản của các địa phương khá lớn, vượt quá nhu cầu. Trong đó, tổn thất tài nguyên khoáng sản là rất lớn, nhất là các địa phương có biên giới, có cảng thì tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô khá nhiều.

Môi trường khai thác khoáng sản: Luật nhiều, kẽ hở cũng nhiều! 

Cập Nhật 11-07-2012

Nghị định 74/2011/NĐ-CP cũng như các nghị định trước đó của Chính phủ quy định về thu phí BVMT đối với hoạt động KTKS mặc dù có quy định về mức thu phí đối với đất san lấp, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về KS không xếp đất san lấp, đất làm nền các công trình xây dựng vào danh mục KS, từ đó không quy định việc cấp giấy phép khai thác đất san lấp, gây khó khăn cho công tác quản lý về vấn đề này.

Tài nguyên khoáng sản phải được bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý 

Cập Nhật 01-03-2012

Trong đợt tiếp xúc cử tri vừa qua, cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư một cách nghiêm túc, có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng triệt để, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; đồng thời bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động khoáng sản; có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản để cung cấp cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu”.

Cấm và tạm cấm khai thác khoáng sản: Góp phần bảo vệ các công trình, khu vực quan trọng không bị xâm hại 

Cập Nhật 02-02-2012

Nhằm bảo vệ các công trình văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình dân sự trọng điểm, các khu vực dành riêng cho an ninh - quốc phòng không bị xâm hại, vùng khoáng sản chưa khai thác còn nằm phía dưới các công trình bởi hoạt động khoáng sản gây ra, UBND tỉnh vừa giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thực hiện đề án “Xây dựng hồ sơ vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương”.

Quay lên trên