Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…
Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh. Theo đó, hàng loạt vùng đất đã được quy hoạch để xây dựng các dự án công nghiệp - đô thị. Đa số người dân có đất rơi vào quy hoạch đều không vui, nhưng sau khi được phân tích thiệt hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng các dự án vì sự phát triển kinh tế - xã hội, họ đều đồng thuận với chủ trương của Đảng, Nhà nước. Điều đáng nói là sau khi nhận tiền đền bù, những hộ biết sử dụng đồng vốn đúng mục đích đều trở nên khá giả, có cuộc sống ấm no; số khác do tiêu xài phung phí, không biết tính toán để đồng tiền sinh sôi nảy nở đã trở thành hộ nghèo, từ đó tạo ra hai mảng màu sáng, tối của bức tranh quy hoạch...
Tuy có tốc độ phát triển công nghiệp cao, đã trở thành đô thị loại 3 và là thị xã duy nhất trong tỉnh có 100% đơn vị hành chính là phường, nhưng tại TX.Dĩ An vẫn còn nhiều khu vực đường biến “thành sông” và khu phố trở “thành lòng hồ” chứa nước khi mưa xuống! Nguyên nhân chính của vấn đề này vẫn là do hạ tầng đường sá, cầu cống chưa được xây dựng và đấu nối đồng bộ hoặc dòng chảy bị lấn chiếm, san lấp... Bàu Ông Cuộn hiện trở thành “rốn lũ” của TX.Dĩ An với diện tích ảnh hưởng lên đến 50.000m2
Nghị định 74/2011/NĐ-CP cũng như các nghị định trước đó của Chính phủ quy định về thu phí BVMT đối với hoạt động KTKS mặc dù có quy định về mức thu phí đối với đất san lấp, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật về KS không xếp đất san lấp, đất làm nền các công trình xây dựng vào danh mục KS, từ đó không quy định việc cấp giấy phép khai thác đất san lấp, gây khó khăn cho công tác quản lý về vấn đề này.
Thời gian qua, trên thị trường bất động sản (BĐS) Bình Dương xuất hiện nhiều chiêu thức mới của giới mua bán và môi giới nhà đất nhỏ lẻ (gọi tắt là cò đất). Để thu hút khách hàng, nhiều cò đất đã tung ra chiêu “bao giấy phép xây dựng”! Thực hư của chuyện này thế nào, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc xâm nhập thực tế tại địa bàn TX.Dĩ An để tìm hiểu và phát hiện ra rằng, các đối tượng cò đất tại đây mời chào khách hàng bằng chiêu “bao giấy phép xây dựng” khi mua đất nền rằng hay thì thật là hay, nhưng có những trường hợp khách hàng phải ngậm đắng, nuốt cay mà không biết kêu ai! Nhiều trường hợp người dân bị “hớ” khi mua đất nền không rõ ràng, xây dựng trái phép bị buộc phải ngưng thi công và tháo dỡ công trình
Nguồn cung đất sét sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) không đáp ứng đủ nhu cầu; nguồn cung đất san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng lớn... Trong khi khai thác, cung ứng đất sét làm VLXD và đất san lấp dễ làm, đem lại lợi nhuận lớn, nên nhiều tổ chức, cá nhân cùng “nhảy” vào. Từ đó, dẫn đến tình trạng loạn khai thác đất trái phép, gây ra nhiều hậu quả khó lường! Vừa khai thác, vừa cải tạo đất tại khu mỏ đất sét được cấp phép ở ấp Đồng Chinh, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo
Bây giờ không còn bám víu với cái nghề cưa bom để đúc cuốc, làm rựa. Ông đã chuyển sang nghề khác, nuôi cá, trồng cao su giống. Nhưng những trái bom (đã tháo hết thuốc) được ông tiếp tục thu mua về làm kỷ vật, chờ cơ hội giới thiệu với khách thập phương rằng “người dân Bến Súc chúng tôi mỗi người từng đội hàng tấn bom đạn như thế!”.
Vào hè, khi đa số các em được các bậc cha mẹ lo “hè này đi chơi ở đâu, học thêm môn gì”, thì vẫn còn đó không ít trẻ em phải chạy đôn chạy đáo tìm việc để mưu sinh! Với những trẻ em nghèo, trẻ vào đời sớm thì mùa hè đồng nghĩa với mùa làm thêm, mùa để kiếm tiền phụ giúp gia đình, góp phần trang trải những chi phí cho năm học tiếp theo. Công việc thời vụ mà các em làm trong dịp hè chủ yếu vẫn là bán vé số. Một số em thì theo cha mẹ làm các công việc nặng nhọc hơn như làm than tổ ong, phơi gạch, phụ hồ... Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, tuy nhiên qua quan sát cũng dễ dàng nhận thấy lao động trẻ em cứ đến hè lại... tăng!
Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (14%/năm), đã góp phần đáp ứng yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà. Thế nhưng áp lực ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. Chính vì thế, Bình Dương đang hướng tới xây dựng nền Kinh tế Xanh thân thiện với môi trường và phát triển bền vững... Tuổi trẻ Bình Dương đi bộ đồng hành vì môi trường
Sau chặng đường dài dưới cái nắng gay gắt, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến được nhà ông Nguyễn Văn Long, xã Lai Uyên, Bến Cát. Không khí bắt đầu dễ chịu hơn khi chúng tôi đi vào con đường giữa vườn cao su xanh mát rộng 25 ha của ông. Cuối con đường là cánh cổng của ngôi nhà, nói đúng hơn là một ngôi biệt thự. Cơ ngơi này đã nói lên sự thành công của chủ nhân và khi nghe câu chuyện lập thân, lập nghiệp của ông càng khiến chúng tôi phải nể phục.
Câu hát ru từng lắng đọng trong lòng bao người dân đất Thủ: “Chiều chiều mượn ngựa ông Đô/ Mượn ba chú lính đưa cô tôi về/ Đưa về chợ Thủ/ Bán hủ bán ve/ Bán bộ đồ chè/ Bán cối đâm tiêu...” ít nhiều đã phản ảnh những sản phẩm đặc trưng của các làng nghề truyền thống đất Bình Dương. Những sản phẩm này đã góp phần làm nên một Bình Dương khác biệt, hấp dẫn trong mắt bạn bè và là niềm tự hào của người dân Bình Dương. Đây cũng là kế sinh nhai của người dân tại địa phương suốt hàng trăm năm qua. Song, điều đáng buồn là các làng nghề với hàng trăm năm tuổi này đang dần mai một!
Do dân số tăng nhanh, đặc biệt là tăng dân số cơ học, nên ngành giáo dục công lập chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu gửi trẻ của công nhân lao động đến sinh sống và làm việc ở Bình Dương. Để đáp ứng nhu cầu này của các bậc phụ huynh, một số người đã mạnh dạn bỏ vốn xây trường dạy trẻ. Do vậy, các trường, nhóm, nhà giữ trẻ mầm non tư thục ra đời ngày càng nhiều. Có trường quy mô, lộng lẫy như những tòa lâu đài ngũ sắc trong truyện cổ tích, nhưng cũng có trường còn xập xệ, tạm bợ! Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách khách quan thì mảng ngành mầm non tư thục đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp chăm sóc, nuôi dạy trẻ...
Có 3 cô gái cùng quê, cùng tuổi, cùng rời Nam Định và chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai; rồi cùng thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương (nay là trường Đại học Thủ Dầu Một). Sau khi tốt nghiệp, cả 3 cô đều “lắc dọc” (gật đầu) về làm dâu Đoàn Đặc công B29 (Binh chủng Đặc công). Hiện nay, tổ ấm của cả 3 cô giáo Phạm Thị Hoa, Lê Thị Thuận và Nguyễn Thị Loan đều cùng ở ấp Kỉnh Nhượng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo...