Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…
Họ là những người không có khái niệm thời gian. Mà dường như họ cũng không có khái niệm gì về không gian nốt. Thời gian của họ là mùi của bữa cơm đạm bạc sau một buổi dài mệt nhọc vác bó chổi mọ mẫm dò tìm lối đi, khắp nẻo. Không gian của họ là một vòm bóng tối cùng những âm thanh, tiếng nói quen thuộc của những gương mặt chưa bao giờ nhìn thấy nhau... Cuộc đời họ dường như thật buồn, nhưng họ sống mạnh mẽ và đáng yêu...
Với họ, dường như những chuyện “đau đầu” như lương thấp, giá cả tăng không mấy tác động đến! Đơn giản vì họ ít nghĩ cho bản thân mình mà luôn nghĩ về người khác, mong muốn giúp người bất hạnh hơn mình được hạnh phúc. Và như thế, họ đã đem tình yêu thương của mình sưởi ấm ở những nơi cần tình người hơn cả... Không thuộc tổ chức nào bởi họ không được mời gọi, hướng dẫn làm tình nguyện viên cho công tác xã hội. Họ là những người tình nguyện (NTN) theo đúng tinh thần của từ này và làm việc với một trái tim nhân ái...
Quá trình khai thác mỏ đá ở phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An từ nhiều năm qua đã để lại những cái hồ rộng lớn, nước sâu hun hút, lạnh ngắt. Do ở khu vực này có nhiều người đã bị chết đuối nên người dân hay gọi là hồ “tử thần”, hay khu vực hầm đá. Phong cảnh ở đây khá vắng vẻ, heo hút, lại thêm những vườn cây rậm rạp hay những hốc đá quanh hồ là nơi lý tưởng để cho không ít nam, nữ thanh niên làm nơi tâm sự và rất nhiều những cảnh “chướng mắt” cần phải phê phán.
Đến con hẻm nhỏ, dài hàng mấy cây số trước siêu thị Sóng Thần thuộc phường An Bình, Dĩ An, tôi thật sự bất ngờ vì ai cũng biết đến tên ông Nguyễn Đức Nghĩa - nghề nghiệp là thợ vá xe, chủ yếu là xe đạp. Họ biết đến ông là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và biết đến ông, một công dân hiền lành, tốt bụng ngày ngày cần mẫn bên công việc bơm vá xe miễn phí cho học sinh (HS), công nhân (CN) nghèo.
Cù lao Rùa, tên gọi thân quen đã có từ bao đời nay của xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên, tuy chỉ rộng hơn 250 ha và nằm cách biệt với các địa phương lân cận, nhưng ở đó đang ẩn chứa nhiều di chỉ, di tích văn hóa - lịch sử đa dạng gắn liền với quá trình dựng làng, lập ấp của cha ông ta, mà nổi bật nhất là thông lệ “cúng miễu” (miếu) của mỗi ấp diễn ra hàng năm.
“Mài dao kéo cũng cần có tên riêng cho dễ nhớ, nhưng phải có sự khác biệt để không bị nhầm lẫn với các đồng nghiệp bình thường khác. Do nghề này không có trường lớp đào tạo chính quy, người làm nghề cũng không muốn gắn bó lâu dài vì hàng hóa bây giờ dễ mua, giá rẻ, người tiêu dùng cũng ít ai chịu tận dụng xài đi xài lại nhiều lần như hồi trước! Muốn sống được với nghề mình phải mày mò tìm ra cách làm mới, độc đáo, nhanh chóng nhưng phải bảo đảm chất lượng để không ảnh hưởng đến độ bền cây dao, cây kéo. Nhờ đó mà mình đã tìm ra được thị trường mới, không chỉ sống được mà còn hứa hẹn nhiều tiềm năng”!
Những buổi trưa trời nắng như thiêu đốt, những đứa trẻ bán vé số, những người nghèo buôn gánh bán bưng cùng rủ nhau vào bếp ăn từ thiện xã hội tại số 132/4 Ngô Quyền, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An để được thưởng thức những bữa ăn ngon miễn phí. Đối với người nghèo, những bữa ăn miễn phí như thế này, nhất là vào đúng thời điểm giá cả đang tăng vọt thì họ thật sự được chia sẻ khó khăn.
Những ngày tháng 3 này, muốn tìm gặp chị thật khó, bởi công việc đã chiếm hết phần nhiều thời gian trong ngày của chị. Chị không chỉ là một nữ doanh nhân thành đạt trên đất Bình Dương, mà còn có nhiều đóng góp trong công tác từ thiện xã hội. Tên chị là Tăng Thị Cúc, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Hồng Thảo...