Đào tạo gắn kết việc làm: Cầu nối của doanh nghiệp và người học nghề

Cập nhật: 06-08-2014 | 07:48:10

Gắn kết dạy nghề với nhu cầu doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề ở Bình Dương không ngừng chú trọng đến công tác đổi mới đào tạo nghề, để có đội ngũ lao động kỹ thuật cung ứng cho thị trường.

 

Ký kết đào tạo nghề giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo Ảnh: V.SƠN

Bình Dương hiện có 62 cơ sở dạy nghề, bao gồm 5 trường cao đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp, 12 trung tâm dạy nghề và 35 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề. Hầu hết các trường dạy nghềđều cóphòng quan hệquốc tế với nhiệm vụ gắn kết doanh nghiệp, làm cầu nối đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vàngười học nghề. Các cơ sở dạy nghề luôn gắn học đi đôi với hành, đưa học sinh đến thực tập, làm quen với môi trường sản xuất, kinh doanh và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Thầy Tô Chí Trí, Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Dĩ An, cho biết chính nhờ sự kết dính đó, nên đa phần người học nghề sau khi tốt nghiệp khóa học đều được các doanh nghiệp nhận vào làm việc với mức lương ổn định và cao hơn trước.
Những năm học qua, trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ cũng đã mở rộng đào tạo không chỉ Bình Dương mà còn Đồng Nai, Bình Phước, Đắc Lắc và Kon Tum. Các ngành nghề đào tạo gồm lâm sinh, làm vườn - cây cảnh, khuyến nông lâm…, đến nay, trường đã hoàn thành các hợp đồng ký kết và được doanh nghiệp, cơ sở đánh giá cao và dự kiến tiếp tục hợp tác đào tạo. “Thực tếcho thấy, nguồn nhân lực hiện có bằng cấp không thiếu, nhưng lại không đáp ứng đủnhu cầu cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, việc liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc gắn công tác đào tạo nghề của nhà trường với nhu cầu của các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các sinh viên nhà trường có môi trường thực hành tốt. Thông qua việc phối hợp này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề, đáp ứng được nhu cầu công việc, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…”, một giáo viên cho biết.
Hay từ chủtrương “đào tạo phải gắn với việc làm”, trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore đã phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp học sinh, sinh viên (HS-SV) tốt nghiệp tham gia lao động sản xuất tại doanh nghiệp. Trường có 1 phòng Đối ngoại - Nghiên cứu ứng dụng đảm nhận liên hệ doanh nghiệp giải quyết việc làm cho HS-SV tốt nghiệp. Để thực hiện chức năng giới thiệu việc làm cho HS-SV tốt nghiệp, trường đã thực hiện quy trình gửi thông báo HS-SV tốt nghiệp với các ngành nghề đến các doanh nghiệp; tiếp nhận thông tin tuyển dụng từ doanh nghiệp; cho HS-SV có nhu cầu tìm việc làm đăng ký vào danh sách; tư vấn HS-SV đăng ký phỏng vấn việc làm ở những doanh nghiệp theo nguyện vọng; tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp đến trường phỏng vấn trực tiếp; thông báo kết quả phỏng vấn việc làm đến HS-SV… Tất cả quy trình này được thực hiện trước khi thi tốt nghiệp, tạo nên tâm lý tốt cho HS-SV trong kỳ thi tốt nghiệp, không phải bận tâm về việc làm sau khi tốt nghiệp. Làm tốt chức năng đó, thời gian qua, hầu hết HS-SV tốt nghiệp từ các trường nghề đều dễ tìm kiếm việc làm, trong đó 80% lao động làm việc trong các khu công nghiệp và được các doanh nghiệp đánh giá đạt về kỹ thuật chuyên môn, chuyên ngành đào tạo.

 

TƯỜNG VY

 


 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=431
Quay lên trên