Kết quả tìm kiếm cho "rác thải"

Kết quả 211 - 220 trong khoảng 234

Xã Bạch Đằng,TX. Tân uyên: Phát triển mô hình xử lý rác thải nông nghiệp 

Cập Nhật 07-07-2014

Hiện xã Bạch Đằng có 16 hố chứa bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, được phân bố rải rác khắp các cánh đồng, vườn cây trong xã, đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải nông nghiệp của bà con nông dân. Mỗi hố chứa có chiều cao 1,2m, đường kính 1m với trị giá đầu tư 770.000 đồng, giúp chấm dứt tình trạng vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật bị vứt bừa bãi xuống ao, mương gây ô nhiễm nguồn nước.

BIWASE: Từ rác thải sinh hoạt thành phân compost 

Cập Nhật 20-02-2014

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ Môi trường, mỗi ngày toàn tỉnh có trên dưới 400 tấn rác thải rắn thải ra, trong đó chỉ có khoảng 60 - 70% rác thải rắn được tận dụng tái chế, khoảng từ 40 - 60 tấn rác thải nguy hại chưa được thu gom xử lý. Trung bình cứ sau 1 năm lượng rác trên lại tăng trên dưới 20% ứng với nó là lượng rác thải chưa được kiểm soát cũng tăng. Một thực tế nữa là một bộ phận người dân có ý thức phân loại rác tại nguồn chưa cao, thậm chí rác thải công nghiệp trộn lẫn với rác thải sinh hoạt gây khó khăn trong quá trình xử lý. Hiện nay, Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương tiếp nhận mỗi ngày trên 900 tấn rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại từ sản xuất công nghiệp. Nhà máy sản xuất phân compost nằm trong chuỗi hệ thống các dự án xử lý rác thải khép kín tại Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương có nguồn vốn tài trợ là 6,7 triệu Euro, công suất giai đoạn 1 của nhà máy là 420 tấn/ngày, sự ra đời của nhà máy là rất quan trọng cho phân loại rác thải để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu rác (rác thải sinh hoạt) góp phần tạo ra giá trị kinh tế, đồng thời giảm thiểu việc chôn lấp chất thải theo công nghệ thủ công, chiếm nhiều diện tích đất và gây ô nhiễm lâu dài trong lòng đất. Quy trình sản xuất phân compost được thực hiện bán tự động, rác thu gom tập kết tại hố tiếp nhận rồi chuyển sang băng chuyền phân loại với nhiều kích cỡ lỗ sàng khác nhau, tại công đoạn phân loại các phế liệu được tận thu để tái chế thành nhiều vật liệu hữu ích. Phần chất hữu cơ từ giai đoạn sàn được đưa vào các bể ủ lên men sau đó chuyển qua giai đoạn ủ chín và sàng tuyển để thành phân compost. Trước khi đóng bao thành phẩm, phân compost được phối trộn thêm những thành phần dinh dưỡng như N, P, K. Hiện phân compost do Xí nghiệp Xử lý chất thải trực thuộc Biwase sản xuất được phân phối trên thị trường với nhãn hiệu “Con Voi”. Loại phân compost này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận khảo nghiệm, kết quả so sánh với các sản phẩm phân cùng loại có hiệu quả tương đương, phù hợp bón cho các loại cây cao su, tiêu, điều... Cùng với những nỗ lực của Biwase rất cần sự chung tay của người dân, hãy bỏ rác đúng nơi quy định, nhất là phân loại rác thải tại nguồn, ủng hộ những sản phẩm tái chế từ rác, có như thế Bình Dương mới luôn có được môi trường xanh - sạch - đẹp, hấp dẫn các nhà đầu tư.

TX. Dĩ An: Rác thải tự phát giảm 50% 

Cập Nhật 13-02-2014

Qua khảo sát đã phát hiện 3 điểm có rác thải tự phát lớn là khu vực Công ty Yazaki, khu vực trước trường Trung cấp Nghề Dĩ An và điểm trên đường Dĩ An - Bình Đường. Xí nghiệp đã tiến hành xử lý số lượng rác thải tại các điểm này. So với cùng thời điểm năm ngoái, số điểm rác thải tự phát và lượng rác thải ở TX.Dĩ An giảm 50%.

Rác thải điện như 'quả bom hẹn giờ' quy mô toàn cầu 

Cập Nhật 05-10-2013

"Tôi có thể gọi đó là một quả bom hẹn giờ quy mô toàn cầu, giáo sư Ming Wong, giám đốc Viện nghiên cứu Croucher về khoa học môi trường tại đại học Baptist Hong Kong phát biểu trong hội nghị CleanUp 2013, phát biểu. "Cần phải hành động ngay để ngăn chặn các loại rác thải điện tử độc hại đang không ngừng mở rộng trên trái đất".  Rác thải điện tử. Ảnh: Dwphotos

Hà Nội đầu tư 612 tỷ để biến rác thải thành năng lượng 

Cập Nhật 27-09-2013

Để bảo vệ môi trường, giảm gánh nặng về việc thiếu hụt điện năng, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức khởi công hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại để phát điện tại Nam Sơn, huyện Sóc Sơn.

Khánh thành nhà máy xử lý rác thải trị giá 480 tỷ đồng 

Cập Nhật 20-09-2013

(BDO) Ngày 20-9, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tổ chức lễ  khánh thành đưa vào sử dụng nhà máy xử lý chất thải Nam Bình Dương có quy mô 74 ha tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát.

Bắt xe đổ rác thải ở khu dân cư 

Cập Nhật 04-04-2013

(BDO) Sáng 4-4, sau khi nhận tin báo của người dân có xe ô tô đang lén đổ rác thải ở Khu dân cư Phú Thuận, phường Phú Lợi, các thành viên trong Tổ quản lý đô thị phường Phú Lợi, TPTDM (Bình Dương) lập tức có mặt ghi nhận sự việc.

Biwase bảo đảm xử lý kịp thời các loại rác thải trên địa bàn 

Cập Nhật 21-01-2013

Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) Nguyễn Văn Thiền cho biết: “Nhờ có sự chuẩn bị tốt trong đầu tư, với 2 lò đốt rác thải luân phiên chạy liên tục nên lượng rác thải y tế, kể cả khu vực y tế tư nhân khi phát sinh đều được tiếp nhận ngay và đưa vào xử lý. Bên cạnh đó, các loại rác thải nguy hại, rác thải công nghiệp đều được công ty xử lý hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu rác phát sinh trên địa bàn. Riêng rác thải sinh hoạt, mỗi ngày công ty tiếp nhận và xử lý đến 750 tấn của tất cả các địa phương trong tỉnh, chỉ trừ huyện Dầu Tiếng”.

Tưng bừng ngày hội thu gom rác thải 

Cập Nhật 16-11-2012

Phần lớn các chất thải rắn tại địa phương hiện được xử lý bằng việc chôn lấp gây nhiều lãng phí như: tốn diện tích xây dựng bãi chôn lấp, chi phí xây dựng, vận hành cao. Đặc biệt, không thể tận dụng nguồn nguyên liệu có thể tái chế từ rác trong khi việc chôn lấp tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Vì vậy, việc phân loại, thu gom và tái chế rác trở nên quan trọng, cần được thực hiện đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức của ĐVTN, người dân.

Quay lên trên