Viễn cảnh thị trường lao động và lợi ích xã hội từ các hoạt động thể thao 

Cập nhật: 26-11-2018 | 16:02:11


Toàn cảnh phiên đối thoại với chủ đề “Viễn cảnh thị trường lao động châu Á”

(BDO) Sáng 26-11, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh,nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Harosis 2018, phiên đối thoại với chủ đề “Viễn cảnh thị trường lao động châu Á” đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo diễn giả, lãnh đạo nhiều tổ chức, bởi thị trường lao động là một trongnhững vấn đề mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Các diễn giả cùng nhau phân tích, mổ xẻ sự khác nhau giữa mô hình việc làm truyền thống và yêu cầu đặt ra đối với lao động hiện tại, dựa trên nền tảng sự thay đổi các loại hình kinh doanh. Đa số các ý kiến đều nhất trí việc cần quan tâm nhất để nâng cao chất lượng lao động tại các nước châu Á, điển hình là Việt Nam, là đầu tư về giáo dục. Trong đó, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng tự học, tư duy nghề nghiệp sáng tạo và khoa học công nghệ. Các diễn giả đến từ Singapore, Ấn Độ cũng đã chia sẻ về thành quảmô hình giáo dục hiện đại đang áp dụng. Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp cho tất cả các quốc gia, bởi lao động tạimỗi nước có những đặc thù, tính chất khác nhau.

Cũng trong buổi sáng 26-11, phiên đối thoại với chủ đề “Lợi ích sâu sắc của thể thao cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Các đại biểu nhấn mạnh, thể thao giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Để phát triển thể thao cần sự quan tâm của chính phủ và xây dựng hệ sinh thái bao gồm hạ tầng, điều kiện đào tạo ở các trung tâm thể thao, chính sách đãi ngộ đối với vận động viên… Ngoài ra, các quốc gia cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để người nghèo, người yếu thế trong xã hội được tập thể dục để nâng cao thể chất. Một khi có sức khỏe, chắc chắn người dân sẽ đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp, đất nước.

Các đại biểu đều nhất trí nội dung thể thao được xem là sợi dây kết nối mạnh mẽ không chỉ người dân trong một quốc gia mà còn giữa các quốc gia khác nhau. Thể thao mang lại lợi ích xã hội khi giúp người dân tăng cường sức khỏe; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp và chính phủ giảm bớt dịch bệnh toàn cầu. Điều này sẽ gián tiếp làm lợi cho doanh nghiệp và góp phần giúp đất nước phát triển bền vững. Các đại biểu đánh giá cao sự quan tâm của chính phủ một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, dành cho lĩnh vực thể thao. Tuy nhiên, cần nhiều nguồn lực đầu tư đúng hướng hơn nữa để thể thao ở châu Á phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

TIU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=345
Quay lên trên