Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…
Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) thì chợ công nhân (CCN) theo đó xuất hiện ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của CN và người dân địa phương. Sản phẩm bày bán tại CCN không hề thua kém các chợ có quy mô lớn; cách thức tổ chức quản lý được chú trọng nhằm tạo tính ổn định trong kinh doanh, tiện lợi cho người mua sắm và giá cả thì được niêm yết rõ ràng. Chính vì lẽ đó mà CCN ngày càng thu hút được nhiều người đến mua sắm...
Không chân lấm tay bùn, không cày sâu cuốc bẫm, nhưng hàng năm nông dân này vẫn thu về một khoản lợi nhuận khá lớn từ sản phẩm nông nghiệp. Có được thành công đó chính là nhờ vào hệ thống automatic (tự động) mà ông đã dày công nghiên cứu từ nhiều năm trước và đưa vào đầu tư, ứng dụng những năm gần đây. Niềm đam mê khoa học, khát vọng làm giàu và cả trăn trở giúp nông dân quê mình vượt qua đói nghèo đã thôi thúc ông đến với con đường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Ông tên là Nguyễn Văn Đẹp, thường được mọi người gọi với cái tên thân mật là Bảy Đẹp, một nông dân “automatic” hiện đang sở hữu một trang trại tọa lạc tại ấp Bến Liễu, xã Phú An, huyện Bến Cát.
Phú Thọ một thời vang danh là làng nghề điêu khắc gỗ nổi tiếng của đất Bình Dương. Nhờ nghề này mà một thời người dân Phú Thọ có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Tuy nhiên, hiện làng nghề điêu khắc gỗ Phú Thọ đang thưa dần tiếng đục, vắng bóng khách mua hàng. Người theo nghề không sống nổi với nghề đành chuyển sang làm công ty, xí nghiệp. Để đánh thức làng nghề điêu khắc gỗ, vực dậy cái nghề một thời làm nên thương hiệu đất Thủ, cần lắm sự chung tay, góp sức của nhiều người…
Đến Phòng khám ngoại trú Life GAP Bệnh viện Đa khoa Bình Dương (OPC 1), tôi gặp Trần Thị Sen, nhân viên hỗ trợ điều trị và được Sen tâm sự những điều thầm kín nhất về bệnh tình, về số phận của mình và những người đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ: “Em đến OPC 1 để được tư vấn, điều trị. Em tuân thủ nghiêm túc chế độ điều trị để sống nuôi con. Lúc đầu, khi phát hiện mình mang bệnh em đã lánh xa gia đình để chết, nhưng cuối cùng em chấp nhận sự thật, không trốn tránh. Và, cũng chính từ nơi này, em như được tiếp thêm nghị lực để giúp những người cùng cảnh ngộ”.
Từ cán bộ Hội Phụ nữ xã “chân ướt chân ráo” sang Hội Chữ thập đỏ và trở thành Chủ tịch hội, chị Nguyễn Thị Vân (xã Phước Hòa, Phú Giáo) không khỏi ngỡ ngàng trước sự kỳ vọng quá lớn của các hội viên. Nhưng rồi sự bỡ ngỡ, lo lắng ban đầu đã trở thành động lực để chị phấn đấu, học hỏi. Với tâm niệm luôn hướng đến những mảnh đời cơ cực để san sẻ bớt nỗi đau của họ, người phụ nữ nhỏ bé ấy ngày ngày vẫn miệt mài với công việc từ thiện của mình…