Phóng sự

Những kỷ vật chiến tranh…

Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…

Ông Trần Trọng Tân từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng: Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM... Nhắc đến ông, nhiều đồng chí của ông vẫn nhớ mãi một con người nhiệt huyết tràn đầy với một trái tim rực lửa cách mạng.

Xã Tương Bình Hiệp (TX.TDM) kiêu hùng trong mưa bom, bão đạn chiến tranh sản sinh ra lớp lớp chiến sĩ cách mạng cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Về Tương Bình Hiệp bây giờ được nghe câu chuyện về liệt sĩ Bùi Ngọc Thu, một trong số những anh hùng đặc biệt nhất của vùng đất này.

Học được những tuyệt kỹ từ anh mình là võ sư Hà Trọng Ngự, ông đã thượng đài từ rất sớm, thắng nhiều đối thủ đáng gờm. Khi chia tay sàn đấu, ông dạy võ nhiều nơi với tâm nguyện truyền bá võ thuật Việt Nam. Hiện ông dạy võ tại 126/4A Lê Văn Thọ, P.11, Gò Vấp, TP.HCM.

Tôi không phải là một phật tử, lẽ sắc - không của Phật gia với tôi cũng quá nhiệm mầu, khó thông đạt. Nhưng khi gặp HT Thích Nhuận Tâm, được biết và tìm hiểu về những việc làm của ông, tôi chợt ngộ ra nhiều thứ về thế sự, nhân sinh. Như lời một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng...”. Lại chợt nhớ hai câu thơ từng đọc ở đâu đó: “Cuộc đời sắc sắc không không/ Trăm năm có một tấm lòng mà thôi”. Những lời đó, như vận vào HT Thích Nhuận Tâm vậy.

Đoạt nhiều giải thưởng về võ thuật cổ truyền, Tô Xuân Trường là một cao đồ của Vịnh Xuân Kim Long Quyền. Anh còn học, nghiên cứu về đông y để chữa bệnh, nghiên cứu võ học và sáng tạo ra những bài quyền mới.

“Hồi nhỏ, do không được đi học nên một chữ bẻ đôi tôi cũng không biết. Mình dốt nên lớn lên phải chịu cảnh nghèo hèn. Còn mấy đứa nhỏ dù khổ mấy cũng phải cho nó ăn học mới mong sau này chúng thoát cảnh lênh đênh...” - chị Nguyệt, vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.

Sau những chuyến hàng tất bật ra miền Trung để nhanh chóng cứu trợ cho người dân bị thiệt hại bởi các trận lũ lụt, thiên tai kinh hoàng, Ban Cứu trợ tỉnh lại ngược lên Tây nguyên để kịp bàn giao 33 căn nhà đại đoàn kết do UBMTTQVN tỉnh Bình Dương tài trợ. Đây là món quà xuân rất ý nghĩa đối với bà con dân tộc thiểu số ở xã Đăkpxi, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

Cù lao Ông Hổ (CLÔH) (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) nơi sinh ra và gắn liền với thời thơ ấu của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, một người con ưu tú của đất An Giang. Ở CLÔH giờ đây có rất nhiều đổi thay, nhưng có những điều có lẽ không bao giờ thay đổi đó là tình người và những tình cảm của người dân nơi đây với Bác Tôn.

Kết nghĩa với một đơn vị Đồn biên phòng (ĐBP) trú tận biên giới là một ý tưởng táo bạo và hay của Huyện đoàn Thuận An. Hay ở chỗ, những dịp đến với nhau giữa hai đơn vị là cơ hội để cả hai cảm thấu sâu sắc nghĩa tình mà họ dành cho nhau. Đặc biệt đối với các bạn trẻ Thuận An, đây là những dịp may hiếm có để họ hiểu hơn về những hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ bộ đội biên phòng (BĐBP).

Kỳ 2: Trong hoạn nạn ta có nhau... (tiếp theo kỳ trước)

Kỳ 1: Những đứa trẻ bị vứt bỏ

Quay lên trên