Hàng hóa thông thương, thuận lợi đi về…

Cập nhật: 05-02-2024 | 19:32:45

 Những công trình khát vọng và tâm huyết liên tục phát triển, kết nối, các phương án logistics và vận chuyển tiên tiến, đa phương thức với chi phí thấp được xây dựng. Mô hình phát triển toàn diện, xây dựng tổ hợp các khu công nghiệp, đan xen với hệ thống đô thị trên nền tảng, tất cả đã trở thành thương hiệu Bình Dương…

 Khai trương tàu liên vn quc tế ti ga Sóng Thn s m ra phương thc vn chuyn hàng hóa xut, nhp khu mi

 Lối mở

Sự kỳ vọng của doanh nghiệp được nâng lên khi tỉnh xác định mục tiêu phát triển dựa trên quan điểm coi dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn trong chiến lược phát triển ngành dịch vụ cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh. Dịch vụ logistics hoàn thiện, nâng tầm sẽ tạo ra cú hích thúc đẩy phát triển, đặc biệt là xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

UBND tỉnh vừa chấp thuận đầu tư dự án Cảng sông An Tây nằm giáp sông Sài Gòn, phía nam xã An Tây, TX.Bến Cát. Dự kiến, diện tích dự án 100 ha, tổng mức đầu tư 2.279 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2023 đến năm 2027. Công suất dự kiến đến năm 2030 đạt 7 triệu tấn/ năm, đội tàu có khả năng tiếp nhận phương tiện thủy đến 3.000 tấn. Dự án Cảng sông An Tây có vị trí kết nối với hầu hết các khu công nghiệp, tránh được kẹt xe, kết nối với TP.Hồ Chí Minh, cảng Cát Lái, Cái Mép… Dự kiến khi đi vào vận hành, cảng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút vận tải hàng hóa từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Tây nguyên.

Năm 2023, Bình Dương cũng vừa phối hợp ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc, mở ra phương thức vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ga Sóng Thần là ga hàng hóa lớn nhất phía Nam, đồng thời là ga kỹ thuật có 13 đường xếp dỡ và 7 bãi hàng hóa với tuyến đường sắt Bắc - Nam, là một lợi thế giao thông lớn của Bình Dương và khu vực. Việc nâng cao năng lực ga Sóng Thần phục vụ vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương nói chung và nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu qua đường sắt nói riêng.

Tin vui đến với Bình Dương những ngày cuối năm khi Bộ Giao thông - Vận tải có quyết định mở cảng cạn Thạnh Phước (TP.Tân Uyên) với diện tích 96.477,6m2, năng lực thông quan 134.000 - 142.000 TEU/ năm. Trước đó, Bộ Giao thông - Vận tải đã thống nhất việc chuyển đổi điểm thông quan nội địa Thạnh Phước thành cảng cạn và tiến hành cập nhật thông tin trong quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2030.

Các công trình này đã và sẽ tạo nên một hệ thống giao thông mang tính kết nối cao trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bảo đảm chuyển tiếp liên tục của hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Đón đầu xu hướng

Đặt nhiều kỳ vọng về những cung đường mang hàng hóa “đi” xa, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương, cho biết: “Hiện tại, chi phí logistics tại Việt Nam đang cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Bình Dương được coi như trung tâm logistics của phía Nam, vì vậy, việc mở rộng phương thức vận chuyển hàng hóa sẽ mở ra một cơ hội mới cho hoạt động xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp”.

 Bình Dương n lc phát trin dch v logistics tr thành trung tâm ca vùng

Thành quả phát triển được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và ủng hộ. Ông Trần Úc, Trưởng phòng Logistics Công ty TNHH Panasonic Electric Works Việt Nam, cho rằng việc đa dạng hóa phương thức vận chuyển hàng hóa yếu tố mà doanh nghiệp rất cần. Trên thế giới, các nước đều chú trọng phát triển logistics để phục vụ kinh tế với các lợi thế vận chuyển nhanh chóng, giá thành rẻ. Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp đang chọn phương án vận chuyển hàng hóa là đường bộ, đồng thời mong muốn tỉnh phát triển các phương thức vận chuyển hàng hóa bảo đảm an toàn, không bị va đập, hư hỏng và bảo đảm vận chuyển đúng lịch trình.

Việc đa phương thức vận chuyển hàng hóa xuấ t khẩu, nhập khẩu giải quyết được tình trạng quá tải của vận chuyển bằng đường bộ, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, từ đó thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh, nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu. Hình thành trung tâm logistics của tỉnh và cả vùng Đông Nam bộ, kéo theo sự gia tăng cung ứng các dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách, tăng trưởng kinh tế, góp phần đạt mục tiêu chuyển đổi cơ cấu k inh tế của tỉnh.

Ông NGUYỄN VĂN DÀNH, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Với vị trí địa lý thuận lợi, Bình Dương đang nỗ lực chuẩn bị điều kiện để hình thành trung tâm logistics của tỉnh và cả vùng. Tập kết và phân phối hàng hóa đi các cửa khẩu biên giới không chỉ của các doanh nghiệp tỉnh mà còn phục vụ các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ, Tây Nam bộ.

Ông LÊ MẠNH HÀ, Giám đốc điều hành Công ty TBS Logistics: Công ty nỗ lực chuyển đổi số, hiện địa hóa phương thức vận chuyển, hướng đến mục tiêu bước vào Top 10 trung tâm logistics hàng đầu cả nước. TBS logistics cũng đã mở rộng hợp tác dịch vụ depot quy mô 50.000m2 tại khu vực ICD 60, tiếp nhận container từ các hãng tàu Evergreen, ONE, MS để chuẩn bị nguồn container hai chiều, bảo đảm tối ưu chi phí cho khách hàng.

TIỂU MY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1458
Quay lên trên