Doanh nghiệp cần quan tâm đến quy định về nhãn hàng hóa

Cập nhật: 10-12-2022 | 08:46:26

Từ năm 2022, Nghị định 111 về nhãn hàng hóa có hiệu lực thi hành, trong đó có những quy định mới mà cộng đồng doanh nghiệp cần quan tâm.

Cụ thể, hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu sẽ được ghi nhãn theo pháp luật của nước nhập khẩu, trong trường hợp nếu nhãn của sản phẩm có thể hiện xuất xứ hàng hóa Việt Nam thì nội dung xuất xứ đó phải bảo đảm đáp ứng quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.

Đối với hàng nhập khẩu, trên nhãn gốc của hàng hóa bắt buộc phải thể hiện tên hàng hóa, tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hoặc nơi hàng hóa được hoàn thiện cuối cùng (trường hợp trên nhãn gốc không thể hiện xuất xứ hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa thì bắt buộc phải thể hiện nội dung này trong hồ sơ nhập khẩu kèm theo).

Ngoài ra, với xuất xứ hàng hóa cả lưu thông trong nước lẫn xuất khẩu, nhập khẩu, nghị định cho phép các doanh nghiệp tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình, đồng thời bổ sung cách ghi đối với những trường hợp không xác định được xuất xứ, đó là phải ghi rõ, minh bạch về nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa, ví dụ như: Lắp ráp tại…, đóng chai tại…

Theo các chuyên gia, việc đưa ra các quy định chi tiết về nhãn hàng hóa sẽ là một trong những giải pháp phù hợp giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các lực lượng chức năng nâng cao công tác kiểm tra và đấu tranh với gian lận xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa.

TIỂU MY

Chia sẻ bài viết
Tags
Việt Nam

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=160
Quay lên trên