Khẳng định địa vị pháp lý của công đoàn

Cập nhật: 23-03-2012 | 00:00:00
Sáng 22-3, một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại phiên họp lần thứ sáu Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng cùng dự phiên họp với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật. Sự cần thiết phải xác định rõ địa vị pháp lý, quyền, cơ chế và kinh phí đảm bảo để Công đoàn thực hiện tốt chức năng trong thời kỳ mới, phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của NLĐ và tổ chức Công đoàn trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước... đã được UBTVQH thảo luận và kết luận.    “Đại diện cho NLĐ” là chức năng bẩm sinh của CĐ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý đã báo cáo với UBTVQH xin ý kiến về một số nội dung lớn của Dự án Luật CĐ (sửa đổi), trong đó tập trung vào 4 vấn đề: Về địa vị pháp lý của CĐ (Điều 1); về quyền gia nhập và hoạt động CĐ của LĐ là người nước ngoài (khoản 2, Điều 5); hệ thống tổ chức và tên gọi của các cấp CĐ (Điều 7) và vấn đề tài chính CĐ (Điều 26).  Công nhân lao động KCN Bắc Thăng Long tại một buổi tọa đàm do LĐLĐ TP.Hà Nội tổ chức. Địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của CĐ là nội dung quan trọng của dự thảo Luật CĐ (sửa đổi) được các đại biểu quan tâm thảo luận. Theo từng lĩnh vực hoạt động, quyền và trách nhiệm của CĐ được xây dựng trên cơ sở xác định chức năng của CĐ tại Điều 1 của dự thảo luật.Xuất phát từ vai trò, vị trí, tính chất của CĐVN là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN – giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng CSVN, CĐ không chỉ là tổ chức có chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ, mà còn phải đồng thời cùng với cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.Với quan điểm “đại diện chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ là chức năng bẩm sinh của CĐ”, Tổng LĐLĐVN đề nghị Điều 1 dự thảo luật chỉnh sửa theo hướng: “CĐ là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của NLĐ tự nguyện lập ra, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội VN, dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. CĐ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNCCVC và NLĐ (gọi chung là NLĐ); tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, DN; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN” .2% kinh phí CĐ cần được ấn định trong luậtKhẳng định tính nhất quán về vai trò và vị trí của CĐ trong thể chế chính trị của xã hội VN, nhiều ý kiến tại phiên họp đề nghị quy định trong luật phải tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho CĐ hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội.Cần phải nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, đơn vị, DN đối với tổ chức và hoạt động của CĐ, nhất là vấn đề đảm bảo kinh phí cho CĐ hoạt động. Bà Trương Thị Ma, Chủ nhiệm UB các Vấn đề xã hội của QH cho rằng: Vai trò CĐ chiếm vị trí rất quan trọng, đặc biệt là đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ, đảm bảo mối quan hệ LĐ hài hòa, ổn định.“Nếu tổ chức CĐ không mạnh, thì quan hệ lao động sẽ bế tắc”, bà Mai khẳng định. Vì vậy theo bà, nguồn kinh phí CĐ bằng 2% quỹ lương cần được ấn định trong luật để đảm bảo cho CĐ hoạt động, nhất là để thiết lập cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ và để vận hành quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong DN. Đồng tình với việc các DN phải có trách nhiệm nộp nghĩa vụ kinh phí CĐ như dự thảo luật, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH cho rằng, nguồn 2% kinh phí CĐ trải qua hơn 50 năm thực hiện, đang phát huy tốt tác dụng trong việc bảo đảm điều kiện cho CĐ tổ chức các hoạt động.“Tôi từng là Chủ tịch CĐ Ngân hàng VN, nên rất rõ nguồn thu 2% kinh phí CĐ này. Đề nghị không nên thay đổi, mà chúng ta nên thừa nhận vì nó đã đi vào cuộc sống rồi”, ông Giàu khẳng định. Đa số ý kiến tại kỳ họp đồng tình với việc phải quy định có khoản 2% kinh phí CĐ để thực hiện chức năng đại diện, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ và thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó cho tổ chức CĐ. Việc quy định trong luật nguồn kinh phí cho CĐ hoạt động sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng GCCN vững mạnh. Tổng LĐLĐVN thì đề nghị những quy định về vấn đề tài chính CĐ cần thực hiện theo ban soạn thảo như sau: “Điều 26. Tài chính CĐ: Tài chính CĐ gồm các nguồn thu sau: 1- Đoàn phí CĐ do đoàn viên đóng hằng tháng theo quy định của Điều lệ CĐVN. 2- Kinh phí CĐ do cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả cho NLĐ. 3- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ. 4- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của CĐ; thu từ các đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức CĐ quốc tế; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”.Hoặc được sửa đổi theo phương án: “Điều 26. Tài chính CĐ. Tài chính CĐ gồm các nguồn thu sau: 1- Đoàn phí CĐ do đoàn viên đóng hằng tháng theo quy định của Điều lệ CĐVN. 2- Kinh phí CĐ do cơ quan, tổ chức, DN đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ. 3- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ. 4- Nguồn thu khác từ hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động kinh tế của CĐ; thu từ các đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức CĐ quốc tế; tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”.Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: “Về lý luận, chức năng đại diện chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNLĐ là chức năng bẩm sinh của CĐ. Về thực tiễn, từ trước tới nay trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, BLLĐ hiện hành và các văn bản pháp luật khác đều quy định CĐ có chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho NLĐ và trên thực tế, Tổng LĐLĐVN và các cấp CĐ đã và đang thực hiện chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ. Nếu chức năng chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ mà tổ chức CĐ chỉ thực hiện “cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội… ” (thêm chữ “cùng với…” vào điều luật như phương án 2) sẽ làm cho trách nhiệm của tổ chức CĐ thiếu tập trung và trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đối với việc chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng NLĐ không được rõ ràng, không phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật CĐ…”.Theo Lao Động
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=624
Quay lên trên