Phải bảo đảm thực thi quyền công đoàn

Cập nhật: 06-03-2012 | 00:00:00

Từ ngày 1-3.3, tại Hải Phòng, Tổng LĐLĐVN phối hợp với Viện FES (CHLB Đức) tổ chức Hội thảo “Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) – những vấn đề đặt ra”.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo và trưởng, phó ban chính sách - pháp luật của một số CĐ ngành, LĐLĐ các tỉnh phía bắc.

Hai dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến sẽ trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thông qua tại  kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII (tổ chức vào cuối tháng 5-2012).

Chủ trì hội thảo, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN Nguyễn Duy Vy cho biết: “Hội thảo nhằm khảo sát và lấy ý kiến đóng góp của một số LĐLĐ địa phương và CĐ ngành... để kịp thời chỉnh sửa Luật CĐ (sửa đổi) và đề xuất ý kiến sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ) trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Cần quy định rõ nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ

Luật CĐ hiện hành được ban hành năm 1990, nên đến nay một số điểm không còn phù hợp, bộc lộ những hạn chế, bất cập. Hạn chế lớn nhất là đối tượng, phạm vi điều chỉnh còn hẹp so với tình hình phát triển nhanh của các loại hình DN, sự đa dạng của quan hệ lao động và yêu cầu thực thi hiệu quả quyền CĐ - đó là nhận định chung của đa số đại biểu dự hội thảo.

  Người lao động cần có thời gian nghỉ ngơi, mua sắm cho bản thân và gia đình. Phó Chủ tịch CĐ Công Thương VN Ngô Xuân Thạnh nêu ý kiến: “Cần khẳng định CĐ là tổ chức đại diện duy nhất có chức năng bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải có nghĩa vụ đóng kinh phí CĐ bằng 2% tính trên quỹ tiền lương thực trả cho NLĐ nhằm bảo đảm sự thống nhất, bình đẳng về trách nhiệm của các loại hình DN, hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của CĐCS, tạo cơ sở pháp lý vững chắc về tài chính bảo đảm cho CĐ thực hiện quyền, trách nhiệm  và duy trì hoạt động của hệ thống CĐ”. a số các đại biểu đều cho rằng, tài chính CĐ gồm các nguồn thu chủ yếu: Đoàn phí CĐ do đoàn viên đóng hằng tháng theo quy định của Điều lệ CĐVN và kinh phí CĐ do cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN đóng bằng 2% tổng quỹ tiền lương thực trả cho NLĐ. Trưởng phòng pháp luật, quan hệ lao động (Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐVN) Trần Thị Thanh Hà cho rằng: “Luật phải có các quy định cụ thể về việc bảo vệ CBCĐ và các DN phải bình đẳng về nghĩa vụ đóng 2% kinh phí CĐ. Phải có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm pháp luật CĐ”.

NLĐ cần có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình

Đóng góp ý kiến cho BLLĐ (sửa đổi), các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề: Tiền lương và tiền lương tối thiểu, về hợp đồng lao động (HĐLĐ), thương lượng tập thể (TLTT) và ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), thời gian làm thêm, nghỉ thai sản của LĐ nữ, về tuổi nghỉ hưu của LĐ, giải quyết tranh chấp về LĐ...

Phó Chủ tịch CĐ Y tế VN Trần Thị Minh Tâm cho rằng: “Để đảm bảo thể chất của người VN, đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ được bú mẹ trong thời gian đầu, thì LĐ nữ nên được nghỉ ít nhất 6 tháng sau khi sinh. Về tuổi nghỉ hưu của NLĐ, nên giữ nguyên theo quy định hiện hành là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.

Tuy nhiên, cũng cần xem xét quy định đối với một số trường hợp LĐ đặc biệt, LĐ có đặc thù riêng”. Đại diện cho LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh - Phó Chủ tịch Bùi Ngọc Quang - nêu ý kiến: “Hiện nay, theo quy định, việc đăng ký TƯLĐTT thì phải đăng ký tại sở LĐTBXH tỉnh, thành phố. Quy định này không còn phù hợp, bởi một tỉnh, thành phố có hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn DN hoạt động, nên việc đăng ký TƯLĐTT mất rất nhiều thời gian. Do đó, nên đưa TƯLĐTT về đăng ký tại cấp quận, huyện. Nên quy định rõ, khống chế việc làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm, bởi NLĐ cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe và có thời gian chăm sóc gia đình, nâng cao dần mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần”.

Ông Đỗ Văn Khánh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh cho rằng: “Ký kết TƯLĐTT là một vấn rất quan trọng trong quan hệ LĐ; là cơ sở giữ cho quan hệ LĐ hài hòa, ổn định. Do đó, cần quy định tất cả các DN có từ 20 LĐ trở lên, khi đi vào hoạt động sau 3 năm phải có TƯLĐTT. Về vấn đề trách nhiệm của người sử dụng LĐ khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách DN thì người sử dụng LĐ kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số LĐ hiện có và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng LĐ... Trong trường hợp không sử dụng hết số LĐ hiện có do không phù hợp với ngành nghề kinh doanh thì chủ sử dụng LĐ phải đào tạo nghề dự phòng để NLĐ có việc làm ổn định, đảm bảo cuộc sống”.

Theo Lao Động

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=342
Quay lên trên