Tại phiên thảo luận chủ đề “Xây dựng tương lai kỹ thuật số chia sẻ, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện”, các diễn giảtham dựđều có nhận định chung làngười tiêu dùng châu Á đặc biệt năng động khi tích hợp công nghệ vào cuộc sống so với các khu vực khác.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng dòng vốn từ các nhà đầu tư vào khu vực cho thấy thương mại trực tuyến tại châu Á đã và đang phát triển rất nhanh chóng. Việt Nam là một trong những nước có nhiều thuận lợi để phát triển thị trường kỹ thuật số.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kỹ thuật số nhanh chóng của châu Á cũng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp những thách thức mới nhằm khai thác lợi ích mà số hóa mang lại trong khi có thể giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Cùng với nền tảng bảo mật, an ninh mạng, một số chính sách, quy định pháp luật chưa rõ ràng, rạch ròi đó chính là rào cản lớn để tương lai kỹ thuật số phát triển, trong đó có các giao dịch thương mại điện tử…
Ông Michael Walsh, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác kinh tế lưu vực Thái Bình Dương - Hong Kong, cho rằng để xây dựng một tương lai kỹ thuật số và chia sẻ bền vững thì cần phải xem xét mọi góc cạnh liên quan, như những người đãsử dụng kỹ thuật số, độ tuổi, giới tính, về những công ty vừa và nhỏ đang đầu tư tài chính cho lĩnh vực này.
Các ý kiến đóng góp tại hội thảo đều cho rằng, hiện các nhà quản lý và hoạch định chính sách của châu Á đang tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu của người tiêu dùng, trong khi đó các doanh nghiệp đang đẩy mạnh khai thác dữ liệu để tạo ra những lợi thế trong các hoạt động kinh doanh.
Khókhăn nhất làvấn đề bảo vệ dữ liệu tại châu Á có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Các khái niệm cơ bản về dữ liệu cá nhân và dữ liệu nhạy cảm vẫn chưa nhất quán, dẫn tới việc xử lý chúng gặp nhiều khó khăn. Do đó, các nhà hoạch định chính sách khu vực cần đưa ra những phương thức quản lý dữ liệu mà người dân tin tưởng thông qua sự minh bạch, lựa chọn và kiểm soát, bảo mật, sử dụng hợp lý và có trách nhiệm.
Nền kinh tế số có tính chất đa ngành, do đó liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, sản xuất, y tế, giáo dục, giao thông, logistics, du lịch, khách sạn, thực phẩm… Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia châu Ácần xây dựng môi trường pháp lý khuyến khích đổi mới và cạnh tranh, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng thông qua điều tiết và phối hợp hiệu quả hơn giữa các cơ quan Chính phủ.
MINH DUY