Cần có chế tài quản lý blogger

Cập nhật: 23-07-2012 | 00:00:00

Xã hội thông tin ở nước ta ngày càng phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển của mạng xã hội trên thế giới đã đi vào đời sống hiện thực. Cùng với những trang web chính thống, nhiều blog, chat, trang web cá nhân được hình thành từ lâu đã ẩn chứa không ít điều bất ổn. Từ đăng tải những thông tin liên quan bí mật riêng tư, lối sống đạo đức đến những nội dung có tính chất vu khống, bôi nhọ, làm mất uy tín, thanh danh của người khác thể hiện trên blogger, khá nhiều trường hợp blogger thậm chí còn vi phạm pháp luật bởi tự đăng tải những thứ gọi là xâm hại đến quyền riêng tư của người khác, trong đó có một vụ án dân sự giữa hai cá nhân đã làm xôn xao dư luận một thời.

Có thể nói, Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu của hiện tượng này. Pháp luật Việt Nam cũng công nhận quyền tự do ngôn luận của công dân, viết blog cũng là tự do ngôn luận, nhưng pháp luật Việt Nam chắc chắn không lấy tự do cá nhân mà làm ảnh hưởng đến quyền tự do của những người khác. Nếu blogger đăng tải nội dung gây ảnh hưởng tới cá nhân, tổ chức khác ngoài đời thực, blogger đó vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý theo luật pháp của xã hội thực. Luật pháp Việt Nam cũng cho phép quyền tự do ngôn luận, nhưng cũng quy định rõ ràng về việc bảo vệ quyền tự do cá nhân, quyền bí mật riêng tư của mỗi người. Nghĩa là quyền về danh dự, quyền lợi của mọi người được pháp luật bảo vệ. Điều 121 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”...

Thực tế đến bây giờ, vẫn có nhiều quan niệm lỗi thời khi sử dụng blogger. Có người nghĩ đơn giản blog là nhật ký riêng để tự sự cho mình, để trao đổi bạn bè khi cần thiết, có người quan niệm cho rằng muốn viết gì cũng được, thậm chí viết để vu khống, nói xấu, hạ uy tín của người khác... Dù thời gian qua, các cấp, các ngành tích cực kiểm tra, kiểm chứng và ban hành nhiều quy định quản lý blog... nhưng xem ra chưa được chặt chẽ.

Rõ ràng, quản lý blogger không hề đơn giản. Tuy nhiên bằng mọi giá, chúng ta cần có chế tài thật nghiêm, thật chặt chẽ với những trang web cá nhân, blog nhằm tiến đến ngăn chặn triệt để tình trạng lợi dụng quyền tự do và quyền riêng tư để xâm hại lợi ích của người khác.

* MAI HUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=251
Quay lên trên