Đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Cập nhật: 07-12-2013 | 00:00:00
Thời gian qua, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn đã chú trọng đến việc đồng hành với thanh niên (TN) trong hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm, giúp các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp.Cầu nối của thanh niênĐiểm nhấn trong năm 2013 là Ngày hội “Nguồn nhân lực trẻ tỉnh Bình Dương lần II”, gồm hội thảo định hướng phát triển nghề nghiệp và chương trình phỏng vấn giả định của các doanh nghiệp. Chương trình là cầu nối giữa sinh viên với các doanh nghiệp, giúp TN xác định năng lực bản thân và chọn công việc phù hợp cho bản thân. Qua đó, tạo cho sinh viên có điều kiện gặp gỡ, đặt câu hỏi về chính sách, chế độ thu hút nguồn nhân lực với lãnh đạo tỉnh; tổ chức tham quan thực tế khu công nghiệp và các công ty… Chương trình “Ngày hội nguồn nhân lực trẻ tỉnh” lần II là cầu nối giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp Từ ngày hội “TN với nghề nghiệp và việc làm”, trao đổi chuyên đề “Công việc là nghề nghiệp hay là kế mưu sinh”... do các cấp bộ Đoàn tổ chức cũng giúp tư vấn hướng nghiệp cho 7.975 học sinh, TN; hơn 5.000 TN được dạy nghề, gần 2.000 TN được giới thiệu việc làm tại các trang trại, tổ kinh tế, hợp tác TN và các doanh nghiệp. Đối với TN nông thôn, Tỉnh đoàn phối hợp với các đơn vị tổ chức cho đoàn viên (ĐV), TN cấp xã tham gia lớp bồi dưỡng cán bộ tổ hợp tác với các nội dung triển khai Luật Hợp tác xã, kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, những kiến thức cơ bản về quản trị hợp tác xã, kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng; tổ chức tham quan mô hình làm kinh tế hiệu quả như nuôi gà, ba ba, thỏ, cá bè, dê; duy trì các tổ xoay vòng vốn và hỗ trợ học nghề cho ĐVTN vươn lên tại các vùng nông thôn với tổng số tiền gần 700 triệu đồng. Từ hoạt động này, xuất hiện nhiều điển hình vươn lên như anh Bùi Văn Cường (xã Trừ Văn Thố, Bến Cát), anh Cao Văn Đoàn (xã An Linh, Phú Giáo)...Hoàn thiện kỹ năng còn thiếuPhong trào “Đồng hành với TN lập thân, lập nghiệp” bao gồm: Đồng hành cùng TN trong học tập, nghề nghiệp, việc làm; nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần và phát triển kỹ năng xã hội. Đây là phong trào có ý nghĩa thiết thực đối với TN. Tuy nhiên, để phong trào phù hợp với điều kiện đặc điểm của tỉnh và đáp ứng được nhu cầu, lợi ích chính đáng của TN về việc làm, ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ, vui chơi, đặc biệt là hình thành kỹ năng xã hội, một trong những nhu cầu mà TN còn đang thiếu, mỗi cơ sở Đoàn cần phấn đấu trở thành cầu nối giữa TN với kiến thức mới, phương thức sản xuất mới, kỹ năng nghề mới, vốn vay, thị trường tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và định hướng cho TN lập nghiệp, thoát nghèo, làm giàu cho gia đình, cho quê hương.T.THỦY
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên