Hệ thống quản lý chất thải rắn đã được kiện toàn

Cập nhật: 08-09-2016 | 08:41:00

 Rất nhiều văn bản quy định về quản lý chất thải được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tham mưu UBND tỉnh ban hành, trong đó có tập trung kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn. Chính vì thế, công tác quản lý chất thải rắn đã được kiện toàn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường…

 Tích cực thu gom chất thải rắn

Con số thống kê cho biết, hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 1.333 tấn/ngày, tăng 1,88 lần so với năm 2010. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cải thiện nhiều, các công ty và xí nghiệp công trình đô thị được tăng cường thêm nhân lực và trang thiết bị, hệ thống thu gom rác dân lập ngày càng phát triển, nâng tỷ lệ rác đô thị được thu gom hiện nay đạt trên 90%, tăng thêm 6% so với năm 2010.

Đoàn viên thanh niên TX.Thuận An ra quân làm vệ sinh các tuyến đường

Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom, được vận chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương để xử lý. Trước đây, chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh nhưng từ khi nhà máy sản xuất phân compost tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013 đến nay, rác thải đã được phân loại, khoảng 35% được dùng để sản xuất phân hữu cơ, 65% rác thải còn lại đem chôn lấp hợp vệ sinh.

Để nâng cao tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý, Bình Dương đang tiến hành kiện toàn lại hệ thống thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, đồng thời chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm khu xử lý chất thải rắn thứ 2 của tỉnh tại xã Tân Long, huyện Phú Giáo. Ngoài ra, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng và giảm chi phí xử lý, Bình Dương đang xây dựng kế hoạch thí điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn tại một số phường của TP.Thủ Dầu Một và các thị xã có tốc độ đô thị hóa cao như TX.Dĩ An, TX.Thuận An, TX.Bến Cát và phấn đấu đến năm 2020 tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Hiện nay, chất thải rắn phát sinh từ hoạt động công nghiệp ở Bình Dương về cơ bản gồm 3 loại, đó là chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tại mỗi cơ sởtùy thuộc vào ngành nghề, quy mô và công suất của các cơ sở công nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được thu gom, xử lý và tái chế khoảng 90%, trong đó, tái chế khoảng 70% và xử lý khoảng 20%. Đối với công tác quản lý chất thải rắn thời gian qua vẫn còn tồn tại, đặc biệt là công tác quản lý chất thải công nghiệp và chất thải y tế. Vì vậy, Sở TN&MT đã tiếp tục tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án Kiện toàn mô hình hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và chỉ thị về việc triển khai đề án trên để làm cơ sở triển khai nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quản lý chất thải.

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách

Để triển khai đề án một cách cụ thể thì cần phải tiếp tục ban hành một số quy định liên quan đến quản lý chất thải, nhất là các quy định để quản lý việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt trong cơ sở công nghiệp, quản lý các cơ sở kinh doanh phế liệu thu gom rác. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật được sửa đổi, trong đó, có thay đổi về chức năng nhiệm vụ của các ngành. Đến nay, sốlượng cán bộlàm công tác quản lýNhànước vềbảo vệmôi trường các cấp có296 người, tăng 1,4 lần so với năm 2010. Không chỉtăng thêm sốlượng, việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộlàm công tác quản lýNhànước vềbảo vệmôi trường cũng được chútrọng.

Để công tác quản lý chất thải rắn ở địa phương ngày càng hiệu quả, Bình Dương kiến nghị Bộ TN&MT sớm ban hành Thông tư Quy định về quản lý chất thải rắn thông thường để làm cơ sở để triển khai quản lý tại địa phương; nhanh chóng triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu về chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại, trong đó, cần có các cơ chế chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các tỉnh nhằm quản lý được hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý liên tỉnh. Cùng với đó, hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn tiến tới xây dựng một nền kinh tế chất thải rắn theo hướng tổng thu bảo đảm bù chi để giảm bớt áp lực về ngân sách dành cho quản lý chất thải rắn; xây dựng và ban hành các tiêu chí, hướng dẫn kỹ thuật trong lựa chọn công nghệ đầu tư xử lý chất thải rắn theo các mức độ về trình độ, quy mô khác nhau để các địa phương có căn cứ lựa chọn tùy theo điều kiện phát triển kinh tế.

 P.V

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên