Ông Võ Chí Thành, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Thủ Dầu Một, cho biết bên cạnh công tác tuyên truyền các văn bản có liên quan về bảo vệ môi trường nước dưới đất, từ đầu năm đến nay, phòng còn kiểm tra, lên danh sách và thông báo cho các hộ dân có giếng hư hỏng, không sử dụng trám lấp giếng theo quy định. Để thực hiện đúng quy trình, phòng đã tổ chức 7 buổi tuyên truyền và mời trên 200 hộ dân ở các địa bàn phường Phú Mỹ, Phú Lợi, Phú Hòa, Định Hòa, Hiệp An, Tương Bình Hiệp, Phú Thọ họp giải thích lợi ích sử dụng nước thủy cục và tác hại của việc sử dụng nước dưới đất.
Nhờ tuyên truyền, vận động bằng mọi hình thức, thời gian qua, TP.Thủ Dầu Một đã đến tận nhà dân, thực hiện trám lấp 169/359 giếng hư hỏng, không sử dụng. Thế nhưng theo ông Thành, khối lượng giếng được trám lấp còn thấp so với giếng hư hỏng hiện có. Ông Thành cho rằng, nguyên nhân là do ý thức chấp hành của người dân về vấn đề này chưa cao. Phần lớn hộdân chưa thực hiện việc trám lấp, bởi không được hỗ trợkinh phí, giávật tư cao... Dù vậy, một sốít hộdân vẫn ýthức được tác hại của việc chất ô nhiễm sẽ xâm nhập vào tầng chứa nước do thấm qua các giếng hư hỏng nên đãtựtrám lấp. Đối với các cơ sở, doanh nghiệp, công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả nhanh hơn, đến nay đã có 80 cơ sở, doanh nghiệp thực hiện trám lấp giếng và ngừng ngay việc khai thác, sử dụng nước dưới đất.
Trước tình hình này, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Thủ Dầu Một đã đề xuất các cấp, các ngành chức năng nên tăng cường kinh phí hỗtrợ cho cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền trám lấp giếng hư hỏng, không sử dụng tại các xã, phường; đồng thời ban hành chính sách hỗtrợ kinh phí trám lấp giếng cho các hộ dân; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chế tài đối với các hộ dân có giếng hư hỏng, không sử dụng mà không có kế hoạch trám lấp; các hộ dân không thực hiện việc ngưng sử dụng nước dưới đất, trám lấp giếng theo quy định đối với những vùng đã có hệ thống nước cấp tập trung.
KIM HÀ