Trái đất từng có hai mặt trăng

Cập nhật: 10-07-2013 | 00:00:00

Một giáo sư ở trường Đại học California đưa ra giả thuyết từng tồn tại một mặt trăng 'sinh đôi' vài triệu năm về trước, và nó biến mất sau cuộc va chạm với mặt trăng mà con người thấy ngày hôm nay.

 

Mặt trăng thứ hai của trái đất từng tồn tại với kích thước nhỏ hơn mặt trăng hiện nay. Ảnh: Alamy.

"Mặt trăng thứ hai có kích thước nhỏ hơn và chỉ tồn tại trong một vài triệu năm, nó bay vòng quanh trái đất với tốc độ và khoảng cách tương tự, cho đến khi va chạm với một mặt trăng lớn hơn khác”, giáo sư Erik Asphaug nói với Sunday Times.

Asphaug tin rằng bề mặt gồ ghề của mặt trăng hiện nay chính là phần còn lại của mặt trăng nhỏ sau khi chúng va chạm lẫn nhau. Mặt trăng song sinh nhỏ hơn được ước tính bằng khoảng một phần ba mươi kích thước của mặt trăng hiện tại.

Vào năm ngoái, nhóm khoa học từ Đại học Harvard đưa ra lý thuyết cho rằng, mặt trăng từng là một phần của trái đất, tách ra sau một vụ va chạm mạnh.

Tháng trước, giới thiên văn học phát hiện ra ba hành tinh tương tự như trái đất, quay quanh một ngôi sao duy nhất có thể hỗ trợ sự sống. Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 100 tỷ hành tinh giống như trái đất trong dải Ngân hà.

(Theo VNE)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=465
Quay lên trên