Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…
Những đường dây điện chằng chịt đan xen như mạng nhện, nguồn điện chập chờn rất khó khăn trong sinh hoạt, giá điện quá cao... Hàng trăm hộ dân ở xã Long Nguyên, Bến Cát tỏ ra bức xúc trước việc họ đang sử dụng điện kế tổng (ĐKT) và họ đang ngày đêm trông ngóng một đường dây hạ thế đến từng gia đình.
Hôm qua (5-11), nữ soạn giả (NSG) tài hoa Nhị Kiều, tên thật là Quản Thị Minh Nguyệt (SN 1921, tại làng An Thạnh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre) đã được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Công viên Bình Dương, về nơi chín suối cùng với chồng mình là nghệ sĩ Tám Vân vang bóng một thời trong giới sân khấu cải lương như lời than vãn của bà khi chồng mất đầu năm 2009 “Ngồi bên mồ tôi gọi mãi tên anh. Tám Vân ơi! Hãy theo em về nơi tổ ấm. Người và ma sẽ cùng nhau chung sống. Sẽ cùng nhau viết trọn bản tình ca”.
Chỉ trong vòng hơn một tháng, người dân Quảng Bình phải chống chọi với 3 đợt lũ lớn. Nhà cửa, trâu, bò, lợn, gà... đều bị lũ cuốn đi. Có người may mắn được cứu sống giữa dòng nước lũ là đã rất mừng. Thế nhưng, còn những người hiện đang sống thì chưa biết nay mai lấy gì để sống, làm sao qua được cái đói!
Vượt qua hơn 1.200 cây số đường bộ, Đoàn cứu trợ của Bình Dương đã đến với bà con vùng lũ các tỉnh miền Trung ruột thịt. Mặc dù đường xa, mệt mỏi nhưng các thành viên trong đoàn vẫn hăng hái trao tận tay cho người dân những phần quà tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng biết bao tình cảm của nhân dân, các doanh nghiệp từ Bình Dương gửi ra.
Những tấm gương sáng mà chúng ta mua về phản chiếu tất cả những gì có trước mặt chúng. Song, gương lại không bao giờ phản chiếu cho ta thấy những vết thương, những cái chết của người thợ làm nên chúng. Đôi khi gương giúp ta soi rọi, tô điểm dung nhan mình. Nhưng ta đâu hề biết, trước đó, bao người thợ, bao cô gái đã hy sinh dung nhan của họ để góp tay tạo ra những chiếc gương nguyên lành.Miếng kính sắc nhọn bay qua cắt lên khuôn mặt trăng rằm của Loan một đường oan nghiệt. Loan bỏ nghề. Rồi nhiều cô gái trẻ khác cũng bỏ theo. Rốt cuộc trong núi kính vỡ chỉ còn những người đã có chồng hoặc bà góa. Nghề đập kính là thứ nghề cay nghiệt, nguy hiểm nhưng lại ít được biết đến. Trên địa phận huyện Thuận An (Bình Dương) có những phận người hàng ngày mưu sinh trên những núi kính vỡ. Chỉ cần một thoáng bất cẩn là máu chảy.
Có đến thưởng thức tài nghệ của các quý bà bước sang tuổi trung niên, mới cảm nhận được đầy đủ về phong thái nữ doanh nhân khi chơi thể thaoSon phấn, nước hoa, đồ hiệu... những quý bà thời trang lấy đêm làm ngày ấy vào cuộc chơi không kém sành điệu: quần vợt! Những đường bóng mạnh mẽ, những pha lăn xả tấn công rồi phòng thủ đã không chỉ khiến các quý bà có thêm sức khỏe dẻo dai, mà còn giải tỏa tất cả những căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Và nếu lần nào đó tình cờ mon men thử vào các sân chơi này mới cảm nhận được niềm hạnh phúc của những người được “sà” vào đam mê sau giờ làm việc. Họ thi đấu hào hứng - thậm chí rất “máu lửa”, họ bàn luận rôm rả, họ sảng khoái khi mồ hôi túa ra... đến độ son phấn nhạt nhòa (theo đúng nghĩa đen!).
Gần đây, trong các chương trình ca nhạc phát động làm từ thiện, hướng về cộng đồng diễn ra tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, có một giọng ca “nhí” làm say mê lòng người với chất giọng trong sáng, hướng thiện. Đó là bé Trần Ngọc Ngân, 4 tuổi, ngụ tại phường Phú Cường, TX.TDM, Bình Dương. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là bé hát cổ lẫn tân nhạc đều hay và chỉ hát những bài hát cổ động làm từ thiện và những bài hát gắn tuổi thơ của mình với mái chùa...
Trở lại cánh đồng, nơi một thời gắn bó với cuộc đời người nông dân xóm Bưng lam lũ, chưa đầy 10 năm mà sắc xanh mướt mát mắt ngày nào giờ trở nên khô cằn, hoang hóa. Cùng với tốc độ đô thị hóa chóng mặt, những năm gần đây nông dân bắt đầu bỏ ruộng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Ruộng hoang xóm Bưng giờ vắng bóng những chiếc áo chàm…