Thời gian trôi đi sẽ xóa nhòa nhiều thứ nhưng những kỷ vật chiến tranh vẫn là chứng tích hùng hồn cho hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và cũng là minh chứng cho những hy sinh mất mát mà dân tộc ta từng phải gánh chịu…
Khi chiếc máy bay từ từ chạm đường băng của sân bay Nội Bài, lòng chợt nghe bồi hồi lẫn nôn nao khó tả, có lẽ vì đó là lần đầu tiên chúng tôi đến thủ đô ngàn năm văn hiến. Trên suốt chặng đường từ sân bay về một khách sạn ở trung tâm thành phố, nhìn cái gì cũng cảm thấy vừa như xa lạ lại vừa như thân quen từ những con đường, những tấm bảng quảng cáo to tướng chào đón du khách đến Hà Nội, những người chạy xe ôm, bán hàng quán mặc veston (không biết do trời lạnh hay do đó là phong cách của người Hà Nội, vì ở miền Nam chúng ta chỉ mặc veston vào những dịp lễ, hội hay cưới hỏi lớn...), lâu lâu lại thấy những chiếc xích lô chở khách thong thả chạy ngược chiều...
ĐCTT rất cần những liên hoan mang tầm quốc tếNhạc sư Vĩnh Bảo, một trong những “cây đa cây đề” trong nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, cho rằng nếu chỉ cầu danh lợi, không cần phải nhọc công và tốn kém nhiều chi phí để xin UNESCO công nhận ĐCTT Nam bộ là di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể thế giới.
Không chỉ nổi tiếng với 7 lần bị thương, sống đi chết lại nhiều lần khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, mà ông Phạm Ngọc Thạch (Định Hòa, TX.TDM, Bình Dương) còn vang danh là một lương y với tay nghề cực giỏi, chữa thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo và trên hết là thường hay chữa bệnh giúp người nghèo...
Chỉ cần một lần được diện kiến, người xem chắc chắn sẽ ấn tượng không chỉ với âm thanh gầm rú của động cơ máy nổ giòn tan, xé gió sau mỗi cú nhồi ga của “nài” (người điều khiển xe mô hình bằng remote) mà còn là tốc độ, sự dũng mãnh, lã lướt trên đường đua của những chiếc xe có giá hàng chục triệu đồng. Nhưng, trên hết vẫn là niềm đam mê vô bờ của những chàng trai, cô gái trong CLB RC Bình Dương gồm 14 thành viên - những người đầu tiên du nhập thú chơi xe mô hình điều khiển từ xa (radio control - RC) vào Bình Dương...
Khác với vóc người nhỏ nhắn và vẻ khắc khổ bề ngoài, bà là một nữ doanh nhân đích thực, lại rất nhiệt tình tham gia công tác ở địa phương và hoạt động từ thiện - xã hội. Cũng bởi thế, bà được nhiều người yêu mến và đặt cho biệt danh là bà Bảy “lăng xăng”. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Bảy, một tấm gương đi lên bằng chính khả năng của mình...
Trước khi vào quân đội, anh chỉ mới học hết lớp 7 trường làng. Trở về từ chiến trường Campuchia với thương tích đầy mình, cánh tay phải bị liệt, chân phải vĩnh viễn không còn... nhưng bằng nghị lực phi thường của một người lính từng vào sinh ra tử, đã giúp anh chiến thắng sự mặc cảm của bản thân, để rồi tự mình đứng dậy, vững vàng tiến bước bằng đôi chân không lành lặn của mình. Anh chính là người thương binh 1/4 Nguyễn Thế Mỹ, hiện đang sinh sống tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An - người mà chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này...
Hằng và Hà trong một lần hát chung Nhìn đôi ca sĩ xinh xắn trong chiếc áo dài tứ thân, tung hứng những làn điệu dân ca ngọt ngào mà duyên dáng, người nghe như được dẫn dắt đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Xuất hiện trên sân khấu ca nhạc chưa lâu, nhưng con đường nghệ thuật trước mắt họ hứa hẹn nhiều triển vọng. Ít người biết rằng, để đến được với sân khấu, hai cô gái bất hạnh này phải vượt qua bao nhiêu trở lực, gian nan...