HĐND tỉnh - Cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương – Bài 6

Cập nhật: 30-04-2016 | 08:36:57

Bài 6: Bà Mai Thị Dung: Cần kế thừa những kinh nghiệm quý báu

Bà Mai Thị Dung, nguyên Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh là người có 19 năm tham gia HĐND tỉnh, từ khóa V đến nay. Nhận định về hoạt động của HĐND trong suốt thời gian tham gia, bà Mai Thị Dung cho rằng, HĐND ngày càng nâng cao về mặt chất lượng hoạt động, có nhiều đột phá và thể hiện rõ vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

 HĐND khóa VII có nhiều bước đột phá

Bà Mai Thị Dung tham gia hoạt động HĐND trong 4 khóa, từ khóa V đến khóa VIII. Với bà, hoạt động của HĐND càng về sau càng hiệu quả, nhất là HĐND khóa VII và khóa VIII. Trong khóa VII, bà giữ cương vị Trưởng ban Văn hóa - Xã hội rồi Ủy viên Thường trực kiêm Trưởng ban Vănhóa - Xã hội. Bà Mai Thị Dung chia sẻ: “Trong khóa này, hoạt động của HĐND tỉnh có bước nhảy vọt. Trong đó, hoạt động của 3 ban HĐND là Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Pháp chế rất đều tay và có chất lượng. Nổi bật cho hoạt động của các ban là trong hoạt động giám sát”. Bà Dung cho biết, Thường trực HĐND, các ban HĐND đãtổchức các cuộc giám sát chuyên đềvàgiám sát thường xuyên những vấn đề bức xúc của cử tri như tình hình thực hiện kếhoạch bảo vệmôi trường; tình hình thực hiện các công trình xây dựng cơ bản sửdụng vốn ngân sách; tình hình thực hiện dựán đường Nguyễn ThịMinh Khai; tình hình thực hiện pháp luật vềkinh tế- ngân sách, văn hóa - xãhội, pháp chế…

Bà Mai Thị Dung mong muốn HĐND tỉnh khóa mới có đội ngũ đại biểu chất lượng, đồng thời cần kế thừa kinh nghiệm hoạt động của các khóa trước. Ảnh C.SƠN

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh khóa VII còn tham gia các đoàn giám sát của các ủy ban của Quốc hội vàĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Hoạt động này từng bước đi vào nềnếp, phát huy hiệu quả; luôn được tiến hành đúng theo quy trình luật định; quan tâm đổi mới, bớt đi tính hình thức, các nội dung giám sát ngày càng thiết thực hơn, bám sát tình hình thực tiễn ởđịa phương (có ghi lại hình ảnh), nắm bắt kịp thời những phản ánh, bức xúc của cửtri để tổchức giám sát. Cùng với đó, nội dung, hình thức giám sát từng bước được cải tiến, đổi mới; cósựlồng ghép giữa giám sát chuyên đềvàgiám sát thường xuyên. Tính cụ thể, khảthi của các đềxuất, kiến nghịngày càng được nâng lên, tạo được sựđồng thuận, đãgóp phần giúp UBND tỉnh, các sở, ngành, các cơ quan hữu quan vàđịa phương trong tỉnh khắc phục những hạn chế, thiếu sót cũng như tăng cường chỉđạo, điều hành trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xãhội mànghịquyết Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đãđềra. Bà Mai Thị Dung cho rằng, sở dĩ hoạt động giám sát của các ban HĐND trong khóa VII đạt được hiệu quả cao là do lúc này các ban đều có các trưởng, phó ban chuyên trách. Điều này làm cho hoạt động nghiên cứu của các ban được sâu hơn, do có thời gian chuẩn bị tài liệu tốt hơn. Từ đó, giúp cho Thường trực HĐND thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát, cả giám sát tổng thểvà chuyên sâu; ghi nhận được các ý kiến, kiến nghị ở cơ sở, đặc biệt là các doanh nghiệp.

Bà Mai Thị Dung nhớ lại, trong giai đoạn này, Bình Dương tiếp tục giữ tốc độ phát triển kinh tế cao, nhất là trong thu hút đầu tư. Tỉnh trở thành địa phương thu hút nhiều người dân từ các địa phương khác đến lao động, sinh sống. Lượng người nhập cư tăng nhanh đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về mặt xã hội. Chính vìthế, trong khóa VII, Ban Văn hóa - Xã hội đã tích cực thực hiện nhiều đợt giám sát mang tính tích cực và hiệu quả cao nhằm tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng các quyết sách. Trong đó nổi bật là các hoạt động giám sát về vấn đề nhà ở, các dịch vụthương mại, trường học, an toàn thực phẩm. Đơn cử như giám sát về tình hình nhà ở trong công nhân lao động. Qua giám sát cho thấy hoạt động xây cất nhà trọ tại nhiều địa phương diễn ra ồ ạt, không bảo đảm các quy định về nhà ở. Ban Văn hóa - Xã hội đã tham mưu với tỉnh về việc cần ban hành các quy cách cụthểtrong xây nhà trọ đểchấn chỉnh hoạt động này cũng như đểngười lao động an tâm lao động lâu dài, phục vụcho địa phương.

Bà Mai Thị Dung nói: “Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh khóa VII đã có tính đột phá. Thông qua hoạt động này, HĐND tỉnh khóa VII đã nắm bắt và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri và người dân. Những kiến nghị sau giám sát đã được các cơ quan thẩm quyền giải quyết cơ bản kịp thời, chất lượng hơn, từ đó góp phần vào kết quả chung trong hoạt động của HĐND tỉnh khóa VII; củng cốniềm tin của cử tri và nhân dân với cơ quan dân cử”.

Tiếp tục nâng cao về mặt chất lượng

Từ những bước đột phá trong hoạt động của HĐND khóa VII, hoạt động của HĐND khóa VIII tiếp tục được nâng cao về mặt chất lượng. Hoạt động của HĐND khóa VIII đã có nhiều đổi mới trong chương trình họp, công tác tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp dân, hoạt động của các tổ đại biểu và đặc biệt là trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nói về hoạt động của các tổ đại biểu trong khóa VIII, bà Mai Thị Dung chia sẻ: “Thường trực HĐND và các ban HĐND tỉnh cũng thường xuyên chú trọng công tác tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu, tổ đại biểu như kỹ năng hoạt động thẩm tra, giám sát, tiếp xúc cử tri, kỹ năng xem xét ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động của đại biểu, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết giúp đại biểu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được tốt hơn. Tại các kỳ họp, tổ đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp tích cực nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụchính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng mà nghị quyết HĐND đề ra. Trên cơ sở thảo luận, tổ đã quan tâm lựa chọn những vấn đề bức xúc, cử tri quan tâm đưa ra chất vấn tại kỳ họp”.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, theo bà Mai Thị Dung đểhoạt động này có kết quả cao, HĐND khóa VIII đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ hoạt động giám sát của các ban HĐND, hoạt động tiếp xúc cử tri cũng như qua các đơn thư... đểcó nhiều nguồn thông tin. HĐND khóa VIII đã giao trách nhiệm cho các tổ, các ban nắm, nghiên cứu, chọn các vấn đề đểthực hiện chất vấn. Từ đó, câu hỏi chất vấn rất nhiều khiến cho không khíchất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND khóa VIII rất sôi nổi. Trả lời chất vấn của UBND và các sở, ngành cũng đã có bước chuyển biến tích cực. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã thực hiện theo từng nhóm vấn đề. Lãnh đạo các đơn vị đã nêu cao trách nhiệm trước đại biểu, trả lời thẳng, tập trung vào các vấn đề được chất vấn… Vìvậy công tác chất vấn đã mang tính tích cực rất rõ, nâng cao trách nhiệm của các đại biểu và phát huy dân chủ trong từng kỳ họp.

Theo bà Mai Thị Dung, cử tri trong tỉnh cần công tâm, sáng suốt lựa chọn ra những đại biểu đủ trí, đủ lực và đủ điều kiện đểtham gia vào HĐND các cấp khóa mới. Công tác nhân sự của HĐND khóa mới vừa phải bảo đảm yếu tốvề cơ cấu, vừa phải bảo đảm về chất lượng. Bà Mai Thị Dung mong muốn chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh khóa mới sẽ được nâng lên. Muốn vậy, HĐND tỉnh khóa mới phải có đội ngũđại biểu có chất lượng; đồng thời cần kế thừa và phát huy tốt những kinh nghiệm hoạt động quý báu của các khóa trước… (còn tiếp)

 Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, theo bà Mai Thị Dung để hoạt động này có kết quả cao, HĐND khóa VIII đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ hoạt động giám sát của các ban HĐND, hoạt động tiếp xúc cử tri cũng như qua các đơn thư... để có nhiều nguồn thông tin. HĐND khóa VIII đã giao trách nhiệm cho các tổ, các ban nắm, nghiên cứu, chọn các vấn đề để thực hiện chất vấn. Từ đó, câu hỏi chất vấn rất nhiều khiến cho không khí chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND khóa VIII rất sôi nổi.

 

CAO SƠN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=722
Quay lên trên