Công Đoàn

Không chỉ tư vấn trực tiếp tại văn phòng, tư vấn qua điện thoại và các trang thông tin điện tử, Trung tâm Tư vấn Pháp luật Công đoàn Bình Dương còn tổ chức tư vấn lưu động.

Kỷ niệm 12 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28.6.2001 - 28.6.2013), công đoàn ngành y tế vừa tổ chức hội thi nấu ăn, cắm hoa với chủ để “Gia đình Việt Nam”. Hội thi thu hút 69 công đoàn viên đến từ 23 công đoàn cơ sở tham gia.

Dù gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn cùng nhau lèo lái con thuyền hạnh phúc đến được bến bờ yêu thương

  Hội thi không chỉ góp phần xây dựng mái ấm gia đình, mà còn thắt chặt tình đoàn kết giữa các đoàn viên công đoàn ngành y tế Ở phần thi nấu ăn, các đội tham dự hội thi sẽ trình bày và thuyết trình về một món ăn sáng; ở phần thi cắm hoa, các đội cũng cắm hoa và thuyết trình về chủ đề dự thi của mình. Hội thi được tổ chức nhằm góp phần cùng xã hội quan tâm hơn đến việc tổ chức xây dựng mái ấm gia đình của người cán bộ viên chức ngành y tế; là dịp để các đoàn viên công đoàn, cán bộ công chức trong ngành y tế giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thắt chặt tình đoàn kết. Qua đó, tạo thêm động lực mới thúc đẩy cán bộ, viên chức ngành y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng thành công phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

“20 năm gắn bó với công ty, tôi chưa từng thấy công nhân nào may “thần tốc” được như chị Huệ!”. Trò chuyện về tổ viên Cao Thị Huệ, bà Huỳnh Thị Mộng Vân, tổ trưởng tổ 5, xưởng Bình Phước, Công ty CP May Sài Gòn 3 (quận Thủ Đức, TP HCM), đã ngợi khen như thế.

Hằng năm, CĐ Công thương VN tổ chức rất nhiều phong trào thi đua yêu nước, nhưng thiết thực, hiệu quả nhất là phong trào “Công nhân giỏi”. Đây chính là phong trào mang đậm nét của ngành và thúc đẩy tốt nhất đến hoạt động SXKD của các DN trong ngành.

 CNLĐ trên công trường Nhà máy thuỷ điện Lai Châu hưởng ứng phong trào thi đua liên kết do Tổng LĐLĐVN phát động. 

Những phong trào mang “thương hiệu” công đoàn

Tại chương trình "Đồng hành cùng doanh nghiệp (DN)" do LĐLĐ huyện Củ Chi, TP HCM tổ chức mới đây, khi được hỏi vì sao luôn chủ động phối hợp với Công đoàn (CĐ) cơ sở tổ chức hội nghị người lao động (NLĐ), ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc DNTN Tân Hùng Ngọc, khẳng định: "Thông qua hội nghị, mọi bức xúc của NLĐ được giải tỏa kịp thời, quan hệ lao động sẽ hài hòa hơn".

 Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng kiến nghị giữ Điều 10 trong Hiến pháp Đại biểu (ĐB) Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, về Điều 10 trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa ra 2 phương án. Phương án 1 là bỏ điều 10. Theo ĐB Tùng, Ban dự thảo lý giải rằng chuyển nội dung của Điều 10 vào khoản 2, Điều 9, thực tế là không chuyển mà chỉ chuyển có 4 từ là “Công đoàn Việt Nam”, còn toàn bộ nội dung của Điều 10 bỏ hết. Phương án 2 là giữ Điều 10 theo dự thảo.

Các đội tham gia tranh tài ở 2 vòng thi: vòng một với 2 phần thi chào hỏi và phần thi thuyết trình, trả lời câu hỏi xoay quanh chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; vòng hai với phần thi năng khiếu, mỗi đội trình bày một trong các thể loại, như: hát, múa, ngâm thơ… có nội dung ca ngợi về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 10 giải tập thể cho các đơn vị đoạt giải cao, trong đó: Bệnh viện Y học cổ truyền đoạt giải nhất, Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng và TP.Thủ Dầu Một đoạt giải nhì. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 giải phụ ấn tượng và 2 giải động viên phong trào.

Nếu xem Công đoàn như các tổ chức xã hội khác sẽ không phản ánh hết bản chất của giai cấp công nhân. Không có ai đại diện tốt hơn là tổ chức Công đoàn. Việc giữ nguyên điều 10 là phù hợp xét cả về mặt lịch sử cũng như lý luận và thực tiễn.

Quay lên trên