Tích cực, chủ động để phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch năm 2021 và giai đoạn 2021-2025

Cập nhật: 28-12-2020 | 17:20:36

(BDO) Sáng 28-12, Chính phủ đã tổ chức khai mạc hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tại điểm cầu tỉnh Bình Dương, dự hội nghị có ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.


Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Bình Dương

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hội nghị trực tuyến với các địa phương lần này không chỉ tổng kết năm 2020 mà còn nhìn lại cả 4 năm trước đó. Theo đó, năm 2020, dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịnh bệnh Covid-19 song đây phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với tương lai đất nước không ngừng được củng cố và nâng cao.

Cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện  thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chất lượng tăng trưởng được nâng lên; các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 của cả nước bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid - 19 nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91% - là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Quy mô GDP của cả nước tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015. GDP bình  quân đầu người năm 2020 của cả nước ước đạt khoảng 2.750 USD; năng suất lao động được cải  thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tăng 5,8%/năm. Tổng kim ngạch  xuất, nhập khẩu năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD, xuất siêu 5 năm liên tiếp (năm 2020  ước đạt 19,1 tỷ USD).

Đáng chú ý nữa, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm từ gần 10% năm 2015 xuống dưới 3% năm 2020. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện đáng kể, tăng từ xếp hạng 88/183 năm 2010 lên xếp hạng 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2019... 

Thủ tướng cho biết các chỉ tiêu cho năm 2021 đã được cân đối, tính toán trên nhiều yếu tố. Tình hình có nhiều thách thức, song Chính phủ quyết tâm điều hành để nâng tăng trưởng GDP thêm 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, Chính phủ đặt chỉ tiêu cụ thể năm 2021 với 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: Tổng sản  phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng  4%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đào  tạo khoảng 66%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5 điểm phần trăm so với năm 2020...

Thủ tướng khẳng định, nhiệm vụ của năm 2021 và thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi các cấp, các  ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, hành  động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận  dụng tốt các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển  đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thay  đổi phương thức sản xuất, tiêu dùng và giao tiếp trên toàn cầu… tạo nền tảng vững chắc cho việc thực  hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển đất nước trong 5 năm, 10 năm tới  và hiện thực hóa khát vọng phát triển đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát  triển, thu nhập cao theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Tin, ảnh: Tiểu My

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=549
Quay lên trên