Là một tỉnh năng động trong cả nước trong tiến trình phát triển, Bình Dương vẫn chịu nhiều áp lực về môi trường. Nhận định điều đó, Bình Dương đã xác định và đề ra nhiều giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó xã hội hóa công tác quản lý môi trường đã mang lại hiệu quả bước đầu…
Hoạt động quan trắc nước dưới đất ở Bình Dương
Nhiều thuận lợi…
Nằm trong chuỗi Chương trình hành động của Tỉnh ủy và Kế hoạch BVMT của tỉnh giai đoạn 2011-2015, báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương cho biết, tổng vốn đã giải ngân cho các dự án môi trường từ năm 2011 đến nay là3.626 tỷ đồng để đầu tư các công trình, dự án xây dựng hạ tầng, trang bị cơ sở vật chất, xử lý nước thải; trong đó có1.570 tỷ đồng dành cho vốn đầu tư xây dựng cơ bản; 783,5 tỷ đồng vốn sự nghiệp môi trường và 2.056 tỷ đồng vốn ODA. Bình Dương còn đầu tư trang bịthêm hệthống quan trắc nước mặt, nước dưới đất vànước thải tựđộng trên 60 tỷ đồng. Nhờ đó, từ42 điểm năm 2009, đến năm 2014 đã tăng lên 100 điểm quan trắc tự động BVMT.
Đối với tài nguyên khoáng sản, nước ngầm và đa dạng sinh học, Bình Dương cũng đã tiến hành điều tra để quy hoạch, bảo vệ, chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lý; ban hành Kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với 10 dự án ưu tiên thực hiện kinh phí 19 tỷ đồng; ban hành Kế hoạch hành động ứng phóvới biến đổi khí hậu, trong đógiai đoạn 2013-2015 với 7 dự án phi công trình và 1 công trình với kinh phí 14 tỷ đồng… Tất cả dự án, kế hoạch nhằm để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
Không chỉgia tăng nguồn vốn đầu tư, hiệu quả từxã hội hóa công tác BVMT ngày càng thể hiện rất rõ. Một trong những hiệu quả mang lại dễ thấy nhất là Bình Dương đã tranh thủ được nguồn vốn ODA để đầu tư các dự án xử lý chất thải, thu gom xử lý nước thải và tạo điều kiện để xã hội hóa việc thu gom, xử lý chất thải rắn. Quỹ BVMT cũng được đầu tư với tổng vốn 100 tỷ đồng và đã cho 40 dự án của doanh nghiệp vay vốn với sốtiền 90 tỷ đồng, để xây dựng các công trình xử lý chất thải nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo đó, thực hiện kinh tế hóa lĩnh vực tài nguyên và môi trường, từnăm 2010 đến nay, Bình Dương đã đẩy mạnh khai thác các nguồn thu, như thu phíBVMT đối với nước thải công nghiệp với tổng sốtiền 14,9 tỷ đồng và đang triển khai thu phíBVMT đối với nước thải sinh hoạt ước đạt trên 40 tỷ đồng…
Giải pháp phát triển bền vững tiếp tục đặt ra
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, thuận lợi là vậy nhưng vẫn còn khókhăn, thách thức. Chính vì thế, để giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững trong giai đoạn 2016-2020, Bình Dương vẫn khẳng định BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Làm được điều đó, Bình Dương phải xây dựng nhiều biện pháp, như lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương; phương châm lấy phòng ngừa là chính, đi đôi với kiểm soát, xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Điều quan trọng trong giai đoạn này là cần xây dựng Bình Dương trở thành nơi cómôi trường sống tốt, cósự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và BVMT; kết hợp tốt các yêu cầu về BVMT trong các quy hoạch, dự án phát triển; cải thiện chất lượng môi trường trong các khu dân cư, đô thị; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, đất đai, khoáng sản; bảo đảm cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học; chủ động ứng phóvới biến đổi khí hậu… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từý thức đến hành động về BVMT trong cộng đồng và doanh nghiệp.
Song song đó, Bình Dương sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về BVMT; nâng cao chất lượng lập quy hoạch và quản lý quy hoạch trên các lĩnh vực liên quan đến BVMT; ưu tiên phát triển công nghiệp cóhàm lượng giá trị gia tăng cao, sạch, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên liệu; hạn chế bốtrí các dự án sản xuất công nghiệp vào TX.Thuận An, Dĩ An, TP.Thủ Dầu Một và những khu vực chưa cóhệ thống hạ tầng thoát nước trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm sau khi cấp phép đầu tư và kiên quyết không cho những cơ sở mới chưa đầu tư hệ thống xử lý chất thải theo quy định đi vào hoạt động; nâng cao năng lực quan trắc và thông tin môi trường theo hướng mở rộng đối tượng phải quan trắc tự động nước thải, khí thải; tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống các trạm quan trắc nước thải, khí thải, nước mặt và nước ngầm tự động; kiểm kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải để cóbiện pháp kiểm soát, xử lý, khắc phục kịp thời; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm môi trường, không để phát sinh mới các điểm nóng về môi trường trên địa bàn Bình Dương.
P.V