Kinh doanh thu mua phế liệu trong khu dân cư: Nguy hiểm rình rập

Cập nhật: 28-12-2015 | 09:18:49

Trong thời gian qua, các cơ sở kinh doanh thu mua phế liệu (gọi tắt là cơ sở) đã góp phần mang lại những lợi ích thiết thực cho kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các cơ sở nảy sinh tình trạng mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường, cháy nổ… gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Phế liệu được chất thành đống tràn ra đường Nguyễn Du, đoạn giáp ranh phường Bình Hòa và phường An Phú (TX. Thuận An)

“Bà hỏa” rình rập!

Theo ghi nhận của P.V, ở các địa phương như: TX.Thuận An, TX.Dĩ An, TX.Bến Cát và TP.Thủ Dầu Một hiện được xem là “điểm nóng” của loại hình thu mua phế liệu và đa số đều hoạt động không phép. Theo tìm hiểu của P.V, hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu mọc lên tự phát, không tuân thủ các quy định về kinh doanh, môi trường, phòng chống cháy nổ. Nhiều cơ sở không có một loại giấy tờ nào để chứng minh được cấp phép kinh doanh, nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Phần lớn các cơ sở này nằm xen lẫn trong khu dân cư, nên nguy cơ cháy nổ rất dễ xảy ra vì những loại phế liệu như các loại giấy, nhựa… đều là những vật dễ bắt cháy. Đó là chưa kể môi trường xung quanh những nơi này ẩm thấp, chứa các loại vật dụng đã qua sử dụng, vì thế đây là nơi tập trung các loại côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi, gián… Không những thế, các loại phế liệu không giá trị được chủ cơ sở này gom lại thành những đống to đùng, đa phần là rác thải công nghiệp như vải vụn, bóng đèn, mút xốp, da… Có những đống rác tràn ra tận lề đường, bốc mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, ở đâu có điểm thu mua phế liệu thì quanh khu vực đó đầy rác thải vương vãi.

Theo ghi nhận của P.V, các cơ sở tập trung nhiều nhất trên các tuyến đường giáp ranh như ĐT743, Mỹ Phước - Tân Vạn, quốc lộ 13, An Phú - Bình Chuẩn, Nguyễn Du, (TX. Thuận An); Lê Hồng Phong; quốc lộ 1K, Bùi Thị Xuân (TX.Dĩ An); Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Thủ Dầu Một);…

Điều đáng chú ý là ngoài thu mua phế liệu, các cơ sở còn kiêm luôn mua bán dầu DO. Chỉ riêng tại tuyến đường Mỹ Phước- Tân Vạn, đoạn ngang qua địa bàn 3 phường Bình Chuẩn, An Phú và Thuận Giao (TX.Thuận An) hiện có đến hàng chục cơ sở mua bán dầu DO trái phép mọc lên. Nguy hiểm nhất là có đoạn thuộc phường Thuận Giao, số cơ sở mua bán phế liệu, vá vỏ ô tô nhưng kiêm mua bán dầu DO nằm san sát nhau, trong khi đây là khu vực có hàng loạt nhà liền kề. Các điểm thu mua này ngang nhiên hoạt động từ ngày này sang ngày khác, trong khi đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện (phải có giấy phép). Đây là một thực tế bất cập, gây tâm lý bất an cho người dân sống quanh khu vực, do đa số các cơ sở đều không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy nhưng lại thường lưu trữ nhiều hàng hóa dễ cháy.

Trong khi đó, chỉ tính riêng từ đầu năm cho đến nay, P.Thuận Giao đã có 2 vụ cháy nổ tại các cơ sở thu mua phế liệu. Vụ cháy gần đây nhất xảy ra tại KP.Hòa Lân 2, P.Thuận Giao khiến cả khu dân cư náo loạn. Nhiều hộ gia đình và công nhân trong các khu nhà trọ lân cận cơ sở bị cháy phải tháo chạy ra bên ngoài để tránh ngạt khói. Khi trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân trên địa bàn vẫn chưa hết bàng hoàng sau sự cố cháy. Anh Nguyễn Hoàng Hải, ở trọ gần cơ sở phế liệu bị hỏa hoạn bày tỏ mong muốn: “Chính quyền cần khẩn trương cho di dời các cơ sở thu mua phế liệu đến những địa điểm hợp lý, vì nếu chẳng may xảy ra nữa vào đêm khuya, khi người dân đang ngủ say thì rất dễ bị ngạt khói gây nguy hiểm đến tính mạng”. Cách đó không lâu đã xảy ra một vụ cháy một cơ sở thu mua phế liệu tại KP.Bình Thuận 2, P.Thuận Giao với hàng loạt thùng phuy trong phát nổ, khiến người dân gần đó một phen khiếp sợ.

“Phớt lờ” quy định pháp luật

Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 63/2012/ QĐ-UBND ngày 18-12-2012 quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, trong đó tại điểm a, khoản 1, điều 49 của quyết định này quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh phế liệu không được đặt trong đô thị, khu nhà ở hoặc phải có khoảng cách an toàn về môi trường. Ngoài Quyết định 63, còn có nhiều văn bản pháp luật khác quy định cụ thể trong việc quản lý, kinh doanh và xử lý chất thải phế liệu như Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14-2- 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT; Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14-11- 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường; Thông tư số 36//2015/TT-BTNMT ngày 30-6-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại…

Còn trong Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 24-4- 2014 của UBND TX.Dĩ An về việc ban hành danh sách các tuyến đường, khu vực, địa điểm hạn chế kinh doanh phế liệu, đã quy định rõ các tuyến đường hạn chế kinh doanh phế liệu hoặc nếu có kinh doanh phế liệu (đã có trước đó) thì phải cách xa khu dân cư, trung tâm y tế, trung tâm văn hóa, trường học… ít nhất 200m, cách nhà dân liền kề 5m. Nhưng theo ghi nhận của P.V, dọc các tuyến đường Trần Quang Diệu, Lê Hồng Phong, Bùi Thị Xuân... trên địa bàn TX.Dĩ An có hàng chục cơ sở đang hoạt động chỉ cách nhà dân chi một bức tường.

Thực tế hiện nay tại địa bàn TX.Thuận An, tình trạng các cơ sở thu mua phế liệu không phép nằm xen lẫn trong các khu đông dân cư vẫn ngang nhiên hoạt động. Chỉ tính riêng tại địa bàn P.An Phú hiện có 28 cơ sở nhưng chỉ có 6 cơ sở có phép, còn lại 22 cơ sở kinh doanh không phép. Ông Võ Huỳnh Long, Phó Chủ tịch UBND P.An Phú, cho biết: “Vừa qua, UBND phường đã chỉ đạo cho các ban ngành tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở không phép. Bước đầu, địa phương đã lập biên bản, trình UBND thị xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 trường hợp kinh doanh phế liệu không phép, mỗi trường hợp bị phạt từ 3 triệu đồng đến 10,5 triệu đồng. Nói chung, quan điểm của địa phương là tới đây sẽ cương quyết cho dẹp hết các cơ sở kinh doanh phế liệu không phép ra khỏi địa bàn. Trước mắt, chúng tôi chỉ tập trung kiểm tra, khuyên người dân nên di dời cơ sở đến những địa bàn phù hợp để làm ăn…”.

Theo văn bản trả lời chất vấn của Sở Tài nguyên và Môi trường tại kỳ họp thứ 18 - HĐND tỉnh khóa VIII: “Thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh có khong 1.200 cơ sở thu mua phế liệu, trong đkhong 200 cơ sở là các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh và nội dung đăng ký chỉ xin phép làm trụ sở, văn phòng không tổ chức phân loi, lưu chứa phế liệu và thuộc thẩm quyền qun lý về môi trường của cấp huyện; phần còn li là các hộ gia đình cthể, hầu hết hot động nhưng không cđăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền qun lý cấp xã.

Theo bo co mới nhất của một số địa phương: TX.Dĩ An c267 cơ sở hot động, hiện ti đã c131 cơ sở chấm dứt hot động, còn li 136 cơ sở cam kết sẽ tự chấm dứt hot động cuối năm 2015; TP.Thủ Dầu Một c139 cơ sở hot động, hiện ti đã c49 cơ sở chấm dứt hot động, cc cơ sởcòn li cam kết sẽ tự chấm dứt hot động cuối năm 2015; TX.Bến Ct c138 cơ sở hot động, hiện ti đã c10 cơ sởchấm dứt hot động, cc cơ sở khc đang được cc xã, phường tiếp tục kiểm tra, xử lý; TX.Thuận An có khong 500 cơ sở hot động, trong đPhòng Ti nguyên vMôi trường đã tổ chức kiểm tra 20 cơ sở thuộc thẩm quyền, số còn li thuộc thẩm quyền cấp xã, hiện đang kiểm tra chưa thống kê và báo cáo số liệu”.

 

 NGUYỄN HẬU

 

 

Chia sẻ bài viết
Chúng tôi rất hoan nghênh và vô cùng cảm ơn khi chính quyền giúp đỡ những người dân chúng tôi thoát cảnh lo âu khi phải sống chung với những nhà buôn bán thu mua phế liệu .Tất cả chúng ta phải giáo dục cho họ biết được vì sức khỏe của cộng đồng và cả bản thân, họ hãy tuân thủ pháp luật môi trường hãy đưa việc kinh doanh buôn bán phế liêu ra khỏi khu dân cư trả lại sự bình yên theo đúng nghĩa của nó
thieng (Cách đây 8 năm)

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1181
Quay lên trên