Một số nhiệm vụ của lực lượng công an trong việc thực hiện Nghị quyết 88/2011/NQ-CP của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Cập nhật: 01-03-2012 | 00:00:00

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT), tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), ngày 24-8-2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT. Để thực hiện có hiệu quả nghị quyết trên, ngày 27-10-2011, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3193/KH-UBND chỉ đạo các ngành tổ chức thực hiện. Theo đó, Công an tỉnh đã có kế hoạch trọng tâm trong việc thực hiện nghị quyết và kế hoạch của UBND tỉnh.

 Người đi đò phải mặc áo phao

Mục đích yêu cầu của kế hoạch này là tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP nhằm làm chuyển biến rõ rệt về tình hình TTATGT, kiềm chế, giảm TNGT và ùn tắc giao thông. Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Quán triệt cho CBCS về ý nghĩa, tầm quan trọng của nghị quyết này; nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của mỗi CBCS trong công tác bảo đảm TTATGT; phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng vi phạm quy trình công tác...

Kế hoạch cũng đã nêu những nhiệm vụ trọng tâm và phân công trách nhiệm của từng lực lượng và công an các huyện, thị xã. Trong công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về TTATGT, Công an tỉnh tăng cường lực lượng và sử dụng tối đa các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện có, chú trọng việc sử dụng các phương tiện nghiệp vụ phát hiện và xử lý vi phạm qua hình ảnh để tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT. Trên lĩnh vực đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) xử lý nghiêm đối với lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, phối hợp với lực lượng chức năng cưỡng chế đối với trường hợp không chấp hành việc thử nồng độ cồn và áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định. Thường xuyên xử lý các vi phạm theo từng chuyên đề đối với xe ô tô chở khách, xe tải và xe mô tô vi phạm; tập trung xử lý các hành vi vi phạm như: vi phạm tốc độ, chở quá tải; quá số người quy định; đi không đúng làn đường, tránh vượt sai quy định; vi phạm quy định về thời gian lái xe; đón trả khách không đúng nơi quy định; người ngồi trên mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy. Áp dụng mức phạt cao nhất đối với các trường hợp lái xe khách vi phạm. Xây dựng và triển khai thực hiện các phương án phòng ngừa ùn tắc giao thông; phòng CSGT cần có phương án phối hợp lực lượng ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép và chống người thi hành công vụ, phối hợp với ngành giao thông - vận tải thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động vận tải ngay khi xuất bến, kiên quyết không cho xuất bến đối với xe ô tô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện và thể lệ vận tải.

Trên lĩnh vực đường sắt, tăng cường việc kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm tại các điểm giao cắt đường sắt với đường bộ, tại ga Sóng Thần, ga Dĩ An. Khảo sát, kiến nghị và phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan giải quyết tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt, kiến nghị bằng văn bản về việc bảo đảm an toàn tại các đường ngang không có gác chắn, các đường ngang có nguy cơ cao xảy ra TNGT, phối hợp thực hiện lộ trình xóa bỏ các đường ngang trái phép.

Trên lĩnh vực đường thủy, chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT đường thủy nội địa như: phương tiện chở quá tải, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng kiểm, không trang bị dụng cụ cứu sinh; thuyền viên, người lái phương tiện thủy không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, vi phạm quy tắc giao thông, nhất là đối với phương tiện chở khách; tàu thuyền du lịch. Phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành giao thông - vận tải và UBND huyện thực hiện đình chỉ hoạt động các cảng, bến và phương tiện thủy chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn, thoát hiểm. Kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm đối với tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm an toàn, các cảng, bến thủy nội địa cho tàu thuyền chở khách du lịch ra, vào, đón, trả khách trái quy định, tăng cường quản lý hoạt động chở khách ngang sông.

Trong công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về TTATGT, lực lượng công an chủ động thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, phản ánh về tình hình và kết quả hoạt động của lực lượng công an trong công tác bảo đảm TTATGT, nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT. Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Bình Dương, ngành văn hóa - thông tin đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền như: xây dựng và đưa tin, bài, phóng sự, triển lãm ảnh, liên hoan phim truyền hình, giao lưu, nói chuyện chuyên đề, xây dựng các chuyên mục và giải đáp pháp luật về ATGT... Phối hợp với ngành giáo dục thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT trong học sinh, sinh viên, thông báo đầy đủ các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm các quy định về bảo đảm TTATGT về nhà trường để phối hợp xử lý.

BÌNH PHÚ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=388
Quay lên trên