Quỹ bảo vệ môi trường Bình Dương: Mô hình năng động

Cập nhật: 27-10-2012 | 00:00:00

Trong khi các tỉnh khác đang loay hoay tìm mô hình hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường (BVMT) thì Bình Dương nổi bật lên với khả năng huy động nguồn quỹ và năng động trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo khảo sát của bà Nguyễn Thị Kim Dung, tư vấn Dự án quản lý Nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG), hiện nay cả nước có 19 quỹ BVMT địa phương. Trong đó, thành lập sớm nhất là Đồng Nai (2004) rồi đến TP.HCM, Sơn La (2006). Quỹ BVMT Bình Dương dù mới chỉ thành lập năm 2009 nhưng nổi bật như một mô hình hoạt động tiên tiến, hiệu quả bậc nhất.  

Nguồn vốn vay từ Quỹ BVMT Bình Dương giúp DN khắc phục ô nhiễm môi trường, sản xuất sạch hơn

Luật BVMT 2005 đã có quy định về việc thành lập Quỹ BVMT địa phương. Quyết định 71/2008/QĐ-TTg về ký quỹ môi trường một lần nữa khẳng định điều này với mục đích tạo nơi ký quỹ cải thiện, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản để làm nguồn vốn vay hỗ trợ các DN, cá nhân khắc phục ô nhiễm môi trường, tăng cường hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn chưa có thêm một thông tư nào hướng dẫn về việc triển khai quy định này nên các địa phương lúng túng trong việc thành lập quỹ, thiếu thống nhất về mô hình tổ chức.

Thành phố Hà Nội xác định vốn điều lệ cho quỹ 300 tỷ đồng, nhưng trên thực tế quỹ mới được cấp 140 tỷ đồng. TP.HCM có một số quỹ liên quan đến BVMT. Đồng Nai chỉ có 10 tỷ đồng và vốn của quỹ Hải Dương được ghi là 5 tỷ đồng, nhưng chưa được triển khai trên thực tế… Việc xác định đối tượng và mức lãi suất cho vay cũng không giống nhau. TP.HCM tập trung vào tái chế chất thải, Đồng Nai có đề cập đến các đối tượng bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Trong khi đó, các địa phương khác đều quy định đối tượng rất chung chung.

Xác định việc hỗ trợ công tác hỗ trợ khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các công ty là chủ yếu nên Quỹ BVMT Bình Dương có thêm mục dành ưu tiên cho các DN có trong danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính từ đây, các DN gây ô nhiễm có thêm cứu cánh quan trọng để BVMT theo chủ trương chung và ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty. Qua sự hỗ trợ của Quỹ, nhiều DN nằm trong danh sách ô nhiễm nghiêm trọng có nguy cơ đóng cửa hoặc giải thể đã có cơ hội khắc phục ô nhiễm và sản xuất bền vững hơn.

Cũng vì thiếu thông tư hướng dẫn cụ thể nên quỹ không có mô hình định trước. Chính vì thế, cho dù đã có 19 tỉnh, thành trên cả nước thành lập quỹ BVMT nhưng hoạt động đang rất khác nhau. Riêng Bình Dương, nhờ được Quỹ Môi trường Việt Nam hướng dẫn riêng, nên hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu độc lập, rất năng động. Nhờ thế mà từ nguồn vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, đến nay quỹ BVMT Bình Dương đã huy động lên đến 60,068 tỷ đồng, trong đó DN ký quỹ khoảng 11,808 tỷ đồng. Đây là con số khá ấn tượng nếu so sánh với tình trạng “teo tóp”, đói vốn hoặc giải ngân chậm của các quỹ của địa phương khác.

Công tác thẩm định ngày một chuyên môn hóa và gia tăng, thể hiện sự tăng trưởng giữa năm sau và năm trước, dự án được thẩm định nhiều hơn góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay của quỹ. Công tác giải ngân luôn được quỹ quan tâm. Quỹ chủ động đôn đốc vàhỗ trợ DN trong công tác nghiệm thu, tháo gỡ khó khăn trong việc hoàn thiện chứng từ để đẩy mạnh giải ngân cho kịp tiến độ. Quỹ hoạt động được gần 3 năm, nhìn chung tình hình thu nợ tốt, bảo đảm kế hoạch đềra, công tác thu nợ được đẩy mạnh, bảo đảm không có nợ xấu, nợ khó đòi.

Có thể nói, với mô hình hoạt động năng động, quỹ BVMT Bình Dương không chỉ trở thành điểm sáng cho các địa phương khác tham khảo, học hỏi mà còn trở thành nguồn lực hỗ trợ đắc lực cho các DN khắc phục ô nhiễm, BVMT nhằm sản xuất sạch hơn. Bà Phan Thị Hoa, Giám đốc Quỹ BVMT Bình Dương cho biết: “Chúng tôi liên tục cố gắng hoàn thiện mô hình hơn nữa để hoạt động tốt hơn. Trong thời gian qua, dù cố gắng giúp đỡ DN bằng các khoản vay ưu đãi, lãi suất thấp, dài hạn nhưng như thế vẫn là chưa đủ đối với mong muốn của quỹ. Do mô hình Quỹ quá mới nên chúng tôi phải vừa làm, vừa học hỏi thêm các đơn vị bạn”.

Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của quỹ ngày một gia tăng, lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 191% so với năm 2010, sau khi trích lập các quỹnguồn còn lại bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của quỹ là 2,518 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2012, Quỹ đã tiếp nhận 9 dự án xin vay vốn để đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, mua xe thu gom vàvận chuyển rác thải với tổng nhu cầu vay vốn là33,7 tỷ đồng. Trong đó, Quỹtiến hành thẩm định, chấp thuận cho vay vàký hợp đồng tín dụng 5 dự án với tổng mức vốn vay là7,280 tỷ đồng, 2 dự án đang tiến hành thẩm định, 2 dự án mới tiếp nhận vàđang yêu cầu các DN hoàn chỉnh hồsơ. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được gia tăng 6,472 tỷ đồng từcác nguồn: kýquỹkhai thác khoáng sản, phíBVMT đối với nước thải 6 tháng cuối năm 2011 vàtiền xử phạt môi trường năm 2011.

MINH NGUYỄN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên