Ngành Y tế: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Cập nhật: 29-04-2014 | 00:00:00

Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) là việc làm cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Để bảo đảm công tác KCB, vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng được ngành y tế quan tâm…

 

Nhân lực luôn là vấn đề được ngành y tế quan tâm. Trong ảnh: Bác sĩ Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh đang khám bệnh cho người dân Ảnh: H.T

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, đáp ứng nhu cầu của người dân, trong thời gian qua, các đơn vị trong ngành đã triển khai nhiều trang bị hiện đại, ứng dụng kỹ thuật cao trong KCB, như: chụp MRI, chụp CT Scanner, sử dụng oxy cao áp, đặt máy tạo nhịp tạm thời trong cấp cứu tim mạch, đặt stent mạch vành… Chỉ tính riêng Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, trong năm 2013 đã triển khai thực hiện 18 kỹthuật, trong đó 12 kỹthuật lâm sàng, 6 kỹthuật cận lâm sàng. Bác sĩ Nguyễn Văn Hóa, Giám đốc Bệnh viện (BV) Điều dưỡng - Phục hồi chức năng, cho biết từ nguồn kinh phí của tỉnh, BV đã được trang bị một máy oxy cao áp. Với kỹ thuật này đã đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân trên địa bàn, cũng như giúp người bệnh giảm bớt một phần chi phí do không phải ra ngoài tỉnh điều trị.

Trong thời gian qua, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh còn thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến và Đềán 1816. BVĐK tỉnh đã tiếp nhận đoàn bác sĩ của BV Đại học Y Dược vềphẫu thuật nội soi khớp, thay khớp, điều trịthoát vịbẹn; BV Chợ Rẫy chuyển giao đặt stent mạch vành tim; bộ môn Phụ sản và khoa Ngoại BV Đại học Y Dược chuyển giao phẫu thuật cắt tử cung ngã âm đạo - treo bàng quang/ sa sinh dục và phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn. Song song đó, BVĐK tỉnh cũng đào tạo chuyên môn, hướng dẫn kỹ thuật cho 82 cán bộ y tế tuyến trước vềngoại chấn thương chỉnh hình, sản, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kỹthuật đo, đọc điện tâm đồ, điều trịmạch vành... Các TTYT huyện, thị, thành phố duy trì thực hiện công tác chỉ đạo tuyến tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế. Hàng năm, các TTYT đều xây dựng kế hoạch, trên cơ sở xác định nhu cầu hỗ trợ, thực hiện đào tạo cán bộ y tế, cử cán bộ luân phiên hỗtrợ, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia y tế, các kỹ thuật y tế, chuyển giao kỹ thuật... cho tuyến dưới nhằm tăng cường chất lượng phục vụ nhân dân.

Để cóđủ nguồn nhân lực bảo đảm công tác KCB, bài toán phát triển nhân lực luôn được ngành y tế đặc biệt quan tâm. Hàng năm, tỉnh đều cóchỉ tiêu đào tạo bác sĩ theo địa chỉ, sử dụng theo phân bổ tuy nhiên cung vẫn chưa đủ cầu. Tiếp tục thực hiện “Đềán bảo đảm nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong thời gian qua, ngành y tế đã rất quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Năm 2013, ngành đã gửi đi đào tạo đại học 28 người, liên thông đại học 59 người, đào tạo chính quy theo địa chỉsửdụng 12 người, cử22 người tham dự học liên thông hệcao đẳng điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tếBình Dương; phối hợp trường Cao đẳng Y tế tỉnh mởlớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho 232 nhân viên y tếthôn ấp toàn tỉnh và lớp cử nhân cao đẳng điều dưỡng.

Năm 2014 là năm cóý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành y tế. Để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, ngành sẽ kết hợp phát triển dịch vụKCB với phát triển kỹthuật cao, kết hợp giữa y tếcông lập vàngoài công lập. Đồng thời, thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện Đềán 1816 nhằm chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực cho tuyến dưới góp phần giảm quá tải người bệnh các BV tuyến trên. Vềcông tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế, ngành sẽ tham mưu UBND tỉnh ký kết hợp đồng đào tạo theo địa chỉ với các trường Đại học Y Dược; liên kết với các viện chuyên khoa đầu ngành đào tạo chuyên khoa định hướng trình độ đại học và sau đại học; tiếp tục liên kết đào tạo liên thông bác sĩ, dược sĩ đại học… để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành y tế trong thời gian tới. Song song đó, ngành sẽ phối hợp các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh các chế độ chính sách đối với cán bộ y tế nhằm giữ chân và thu hút nhân lực y tế đặc biệt là bác sĩ yên tâm công tác lâu dài trong ngành; vận động học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông thi vào các trường Đại học Y Dược hoặc thu hút sinh viên học tại các trường Đại học Y Dược tốt nghiệp vềphục vụ lâu dài tại Bình Dương.

 

 CẨM LÝ

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=441
Quay lên trên