Phòng, tránh dậy thì sớm ở trẻ

Cập nhật: 18-07-2020 | 05:38:32

 Những năm gần đây, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em ngày càng phổ biển và có xu hướng gia tăng.

Theo BS. Võ Nguyên Diễm Thy, Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, độ tuổi trẻ dậy thì sớm thường dao động từ 2 - 9 tuổi, tập trung nhiều nhất từ 6 - 8 tuổi. Tỷ lệ các ca dậy thì sớm ở bé gái nhiều, dễ phát hiện hơn bé trai. Các biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái bao gồm ngực phát triển, mọc lông, hình dáng cơ quan sinh dục thay đổi và xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn trẻ phát triển bình thường. Đối với bé trai, ba mẹ có thể thấy các dấu hiệu giọng trầm đi, mọc lông và có mụn trứng cá. Dấu hiệu dễ nhận thấy là sự phát triển về chiều cao và cân nặng ở cả hai giới.

Để giảm nguy cơ trẻ dậy thì sớm, theo BS. Võ Nguyên Diễm Thy, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho con chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế cho trẻ ăn những món thịt từ gia súc, gia cầm có sử dụng chất tăng trọng, tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo và lượng đường cao như sôcôla, các loại bánh ngọt, nước ngọt và tránh các loại thức ăn bồi bổ quá mức khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Cha mẹ nên tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, sử dụng đồ nhựa an toàn, ngủ đủ giấc, tăng cường các hoạt động bơi lội, nhảy dây, đá bóng, đá cầu…

Nếu phát hiện con có các dấu hiệu dậy thì sớm, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn chữa trị. Ngoài ra, phụ huynh cần bình tĩnh, giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường, tránh gây tâm lý hoang mang, hoảng sợ cho trẻ.

HOÀNG KIM

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên