Đa dạng hình thức gắn kết đào tạo nghề

Cập nhật: 03-03-2014 | 00:00:00
Hội thảo chuyên đề về “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp (DN) và thị trường lao động (LĐ)” cùng với chính sách hỗ trợ DN đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) có hộ khẩu trên địa bàn Bình Dương chính là cầu nối giữa các trường nghề và DN. Từ hội thảo này, Bình Dương đã xây dựng các dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” và “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT)”. Hai dự án ra đời kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển các nghề trọng điểm và trường ngoài công lập, trường thuộc DN Nhà nước được lựa chọn trọng điểm từ 2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1466/QĐ-BLĐTBXH ngày 22-10-2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) ban hành.

 Đào tạo nghề cạo mủ cao su cho LĐNT ở Tân Uyên

Sau khi phân định nghề và trường được lựa chọn trọng điểm, con số thống kê đến nay, Bình Dương hiện có 9 trường có nghề trọng điểm đạt chuẩn quốc gia trở lên, trong đó có 6 trường trực thuộc tỉnh. Được biết năm nay, kinh phí đầu tư cho Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” là 15 tỷ đồng, được phân bổ cho 5 trường: Cao đẳng Nghề Việt Nam - Singapore; Trung cấp Nghề (TCN) Việt - Hàn, TCN Tân Uyên, TCN Dĩ An và TCN Bình Dương, mỗi đơn vị 1 tỷ đồng. Và đến nay, các trường TCN Dĩ An, TCN Tân Uyên, TCN Bình Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục, 2 trường đang bước đầu thiết lập danh mục mua sắm.

Theo đó, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp hỗ trợ LĐNT học nghề với 6 nhóm nghề, gồm nhóm nghề nông nghiệp như trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, có 461 theo học; nhóm nghề phi nông nghiệp gồm nấu ăn đãi tiệc; lắp ráp, cài đặt và sửa chữa máy vi tính; lái xe nâng hàng, có 267 học viên theo học... Với 6 nhóm nghề này, dự kiến từ nay đến cuối năm, ngành phấn đấu nâng số lượng lên 1.415 học viên theo học đạt 100%. Đối với hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Hiện đã có 29 giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT, trong đó số giáo viên đạt chuẩn là 24 giáo viên chiếm 82,7%.

Để tiếp tục phát triển dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm của DN, đồng thời triển khai Quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2009-2020, với mục tiêu phấn đấu năm 2014, Bình Dương sẽ đào tạo cho 40.953 học viên, trong đó cao đẳng nghề 1.830 sinh viên; trung cấp nghề 3.294 học viên và nâng tỷ lệ LĐ qua đào tạo năm 2013 đạt 68%, qua đào tạo nghề đạt 48%; bên cạnh đó tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhiệp vụ sư phạm dạy nghề, nâng cao năng lực cho 60 giáo viên các cơ sở dạy nghề, người dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn...

Đạt được kết quả đó, Bình Dương đã đề ra một số giải pháp, trong đó ngành LĐ-TB&XH tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi cho DN đào tạo nghềvà giải quyết việc làm cho NLĐ trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề cho NLĐ, nhất là LĐ vùng nông thôn. Yếu tố quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa về dạy nghề, khuyến khích việc mở các cơ sở dạy nghề tư nhân, nâng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2014 lên 64 cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo thì các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh mới gắn kết nhu cầu thị trường LĐ và DN, góp phần giải quyết LĐ có việc làm đã qua đào tạo ngày càng nhiều hơn.

 M.H

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên