Người tiêu dùng thông minh

Cập nhật: 30-10-2018 | 01:34:52

Như mọi ngày, tan ca về tôi lại ghé qua chợ mua ít rau về nấu bữa cơm chiều. Về đến nhà trọ, tôi gặp chị bạn ở cạnh phòng trọ cũng vừa đi làm về. Thấy tôi xách rau củ trông tươi ngon, chị hỏi tôi giá tiền mua. Sau khi nghe tôi nói, chị liền thắc mắc hỏi: “Ai bán cho em mà giá cao hơn tới 5.000 đồng/kg vậy. Chị mới mua hôm qua nên chị biết mà”. Tôi hỏi chị mua loại rau củ đó hình dáng bên ngoài thế nào thì biết được đó không phải là rau củ của Đà Lạt nên giá rẻ hơn. Tôi bảo chị: “Em mua chỗ chị này chuyên bán rau củ Đà Lạt nên giá cao hơn. Chị ấy còn chỉ em cách nhận biết rau củ quả an toàn nữa. Không những rau củ mà trái cây cũng có nhiều lọai hàng khác nhau cần phải nhận biết. Mua nhầm ngay loại hàng không an toàn thì sợ lắm, không dám ăn, vì có nhiều hóa chất chị à. Em thấy ở chợ công nhân bày bán đủ loại rau củ quả, trong khi đó nhiều người lao động còn chưa nhận biết được thực phẩm nào đảm bảo”.

 

Nghe tôi giải thích xong, chị chợt giật mình nói: “Lâu nay chị cũng nghe nói nhiều rau củ quả không an toàn bán tràn lan mà không biết phân biệt. Cứ thấy giá rẻ, ăn được thì chị mua”. Sau đó, tôi chia sẻ cho chị một số cách nhận biết về rau củ quả cho chị biết để có thể mua được những thực phẩm an toàn. Tôi nghĩ, khi hàng hóa đủ loại được bày bán tràn lan, nếu không tự tìm hiểu, không có kiến thức tiêu dùng thì dễ “chuốc họa vào thân”. Vì vậy, tự bản thân người tiêu dùng, nhất là anh chị em công nhân lao động cần phải nâng cao kiến thức để chọn lựa hàng hóa, thực phẩm chất lượng tốt, bảo đảm cho sức khỏe để yên tâm lao động.

TRÂM ANH

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên