Đại biểu Quốc hội bức xúc về tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng

Cập nhật: 08-11-2013 | 00:00:00

Mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan tư pháp trong công tác phòng, chống tội phạm năm qua đã tạo chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể ổn định tình hình kinh tế - xã hội nhưng nhiều ý kiến tại buổi thảo luận lo ngại: Tình hình phòng, chống tội phạm dù quyết liệt nhưng tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp, có dấu hiệu tăng lên. Tính chất các vụ phạm tội có phần nguy hiểm hơn; cờ bạc tăng, cá độ bóng đá tăng, sử dụng vũ khí nóng chống người thi hành công vụ hết sức phức tạp.

Bày tỏ lo ngại sâu sắc về những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường ngày càng diễn biến phức tạp ở mức đáng báo động, coi thường pháp luật và gây ra nhiều hậu quả nặng nề, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) viện dẫn nhiều vụ xả thải ra môi trường tự nhiên mới được phát hiện gần đây tại nhiều địa phương. Theo đại biểu Nga, việc buông lỏng quản lý; xử lý hành chính nương nhẹ, công tác kiểm tra không đạt yêu cầu, hoặc dung túng, bao che cho doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm liên tiếp xảy ra…

 Nhận định tình hình tội phạm gia tăng, ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự an toàn xã hội và hội nhập quốc tế, đại biểu Lưu Thị Huyền (Ninh Bình) cho rằng, công tác quản lý nhà nước chậm phát hiện ra những kẽ hở trong chính sách, pháp luật, các chế tài đối với tội phạm vị thành niên không đủ sức răn đe tội phạm và ngăn chặn tội phạm gia tăng. Vai trò của các tổ chức chính quyền, gia đình, nhà trường trong phòng, chống tội phạm chưa thực sự được đề cao, còn tình trạng coi nhiệm vụ này là của riêng ngành công an. Quan tâm đến một số loại tội phạm mới, đại biểu đề xuất cần có sự chủ động chuẩn bị về trang thiết bị, lực lượng để đối phó hiệu quả, cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời, tăng cường quản lý chặt chẽ tạm trú, tạm vắng…

Ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng, nhiều ý kiến đánh giá, năm qua công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế. Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu giảm. Công tác phát hiện tham nhũng còn yếu, chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng đã và đang gây bức xúc trong xã hội. Nhiều ý kiến đề nghị chỉ rõ, chỉ đúng những địa chỉ cụ thể, đơn vị, tổ chức, trách nhiệm cá nhân những nơi để xảy ra nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng. Buổi thảo luận ghi nhận nhiều ý kiến đề nghị thành lập cơ quan riêng về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Quốc hội hoặc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng…

“Cửtri cho rằng nợxấu tài chính tiền tệcũng đáng lo ngại, song lo ngại nhất lànợxấu lòng tin vàtồn đọng trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng”, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) nói. Từnhững bất cập trởngại nói trên, đại biểu Tiến kiến nghịcần thành lập cục điều tra tội phạm tham nhũng trực thuộc Ban Chỉđạo Trung ương vềphòng, chống tham nhũng, cơ quan này cócơ chếđặc biệt cóthểxửlýdứt điểm, hiệu quảcảtham nhũng trong cảbộmáy phòng, chống tham nhũng…

Chiều 7-11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung này tại hội trường.

(Theo TTXVN)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên