Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến về Hội đồng Hiến pháp, các cơ quan tư pháp…

Cập nhật: 05-06-2013 | 00:00:00

 Về tên nước, ý kiến của các đại biểu trên diễn đàn QH đều tán thành với phương án tiếp tục quy định tên nước làCộng hòa xãhội chủnghĩa Việt Nam. Các ý kiến đồng nhất tên gọi này, thể hiện rõ hình thức chính thể của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ; đồng thời tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Là một quan điểm mới, việc xây dựng Hội đồng Hiến pháp cũng nhận được nhiều ý kiến khác nhau xung quanh sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của thiết chế này. Những ý kiến đồng tình với quan điểm này cho rằng, quy định về Hội đồng Hiến pháp như trong Dự thảo không mâu thuẫn với quy định QH là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đồng thời thể hiện nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Có ý kiến đềnghịcần thành lập cơ quan bảo hiến độc lập (Tòa án Hiến pháp) có chức năng phán quyết về các vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Các đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn đối với thiết chế này cho phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn.

Buổi thảo luận sáng qua cũng ghi nhận những ý kiến không đồng tình với việc thành lập Hội đồng Hiến pháp. Các đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp), Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) cho rằng chưa cần thiết phải thành lập Hội đồng Hiến pháp mà chỉ cần duy trì cơ chế bảo hiến hiện hành. Bởi vì, việc bổ sung thiết chế mới này trong khi chưa rõ vị trí, tổ chức, nguyên tắc hoạt động, cơ chế phối hợp với các cơ quan khác dễ dẫn đến sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, cồng kềnh bộ máy, không đạt hiệu quả.

Thảo luận về nội dung hoàn thiện cơ quan tư pháp, nhiều ý kiến cho rằng Hiến pháp cần quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Tòa án, Viện Kiểm sát theo tinh thần Nghị quyết 49/ NQ của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Đại biểu Huỳnh Thành đề xuất cần đưa vào dự thảo quy định Viện Kiểm sát Nhân dân thực hiện quyền công tố và những việc khác theo luật định. Việc bổ sung như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Viện Kiểm sát thực hiện những việc khác khi được QH xét thấy cần thiết, giao nhiệm vụ. Từ đó, quy định cụ thể trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân và những luật khác có liên quan như kiểm sát văn bản quy phạm pháp luật, thống kê tội phạm…

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị Ủy ban DTSĐHP cần khẳng định trong DTSĐHP năm 1992: Tòa án, Viện Kiểm sát là cơ quan tư pháp; hoặc khẳng định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Điều luật trong dự thảo cũng nên quy định chức năng nhiệm vụ chung của hai cơ quan này. Ngoài việc kiểm sát các hoạt động tư pháp, giữ quyền công tố, cần bổ sung thêm thẩm quyền kiểm soát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Buổi chiều, QH tiếp tục thảo luận về DTSĐHP năm 1992 tại hội trường.

T.S (tổng hợp)

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên