Doanh nghiệp chế biến gỗ cần làm tốt công tác PCCC

Cập nhật: 17-08-2013 | 00:00:00
Theo Sở Cảnh sát PCCC nhận định thì tình hình cháy, nổ tại các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng gia tăng, gây thiệt hại không nhỏ về tài sản, đe dọa tính mạng con người. Chính vì thế, vừa qua Sở Cảnh sát PCCC đã tổ chức hội thảo nhằm phân tích các nguyên nhân gây cháy, nổ và tuyên truyền các biện pháp phòng chống cháy, nổ cho các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trên địa bàn tỉnh; đồng thời ký cam kết bảo đảm PCCC tại các đơn vị này…  

Diễn tập PCCC để chủ động PCCC

Diễn tập PCCC để chủ động PCCC Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Lê Anh Việt, cho biết: Tình hình cháy, nổ tại các cơ sở chế biến gỗ có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ thiệt hại; từ năm 2009 đến nay, đã có 73 vụ cháy gỗ, chiếm 33,84% tổng số vụ cháy trên địa bàn, gây thiệt hại về tài sản khoảng hơn 61 tỷ đồng. Trong đó, có vụ cháy lớn tại Công ty TNHH SX-TM Sao Nam, TP.TDM gây thiệt hại 15 tỷ đồng, cháy tại Công ty TNHH Đức Lợi 2, TX.Thuận An gây thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng… Thống kê cho thấy, nguyên nhân dẫn đến cháy nổ tại các DN chế biến gỗ có 21% do bất cẩn, 46% do chập điện và 15% do ma sát phát sinh tia lửa điện, 18% do rò rỉ ống dẫn nhiệt ở khu vực sấy. Cũng theo ông Việt, tại các cơ sở chế biến gỗ thường xuyên tồn trữ lượng lớn hàng hóa, vật tư dễ cháy, nổ. Trong quá trình sản xuất, chế biến gỗ đã sử dụng nhiều thiết bị, dụng cụ có thể phát sinh nguồn nhiệt cao gây cháy, nổ. Đặc biệt, với đặc điểm khí hậu của Bình Dương là nắng, nóng kéo dài cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ cháy, nổ. Thêm vào đó, nhiều cơ sở chế biến gỗ đang tồn tại tình trạng các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ, hệ thống thiết bị điện cũ nhưng không được sửa chữa, nâng cấp. Nhiều cơ sở thay đổi mục đích sử dụng, quy mô nhà xưởng, dây chuyền sản xuất nhưng không thực hiện các giải pháp PCCC bổ sung. Điều này càng khiến cho tình hình PCCC ở các DN gỗ diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy nổ cao. Phải bảo đảm an toàn PCCC Trước tình hình gia tăng các vụ cháy, nổ và diễn biến phức tạp của nguy cơ này tại các cơ sở chế biến gỗ, Sở Cảnh sát PCCC yêu cầu Hiệp hội chế biến gỗ và các DN trong ngành cần đặc biệt quan tâm đến công tác bảo đảm an toàn PCCC. “Hiệp hội chế biến gỗ cần phối hợp chặt chẽ với Sở Cảnh sát PCCC để kịp thời triển khai và hướng dẫn các thành viên trong tổ chức thực hiện, thống nhất các quy định, biện pháp, giải pháp an toàn PCCC. Hiệp hội phải trở thành một trong những điển hình về thực hiện công tác PCCC…”, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Lê Anh Việt yêu cầu.  

Nhận thức được nguyên nhân cháy, nổ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn tại các DN ngành gỗ.

Nhận thức được nguyên nhân cháy, nổ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn tại các DN ngành gỗ.Bên cạnh đó, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, các DN chế biến gỗ trước mắt cần phải thực hiện ngay các giải pháp an toàn PCCC; ưu tiên thực hiện các giải pháp kỹ thuật an toàn PCCC tại khu vực sơn, khu vực sấy, hệ thống hút bụi; vì đây là những khu vực có tính chất nguy hiểm, sự cố cháy nổ rất cao. Song song đó, các DN ngành gỗ cũng cần thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến công tác PCCC trong đầu tư xây dựng. Khi cải tạo, mở rộng, thay đổi mục đích sử dụng nhà xuởng, dây chuyền, công nghệ sản xuất phải thông báo để cơ quan quản lý PCCC hướng dẫn thực hiện các giải pháp PCCC bổ sung. Cũng theo Sở Cảnh sát PCCC, trong quá trình sản xuất, các DN phải hết sức chú ý đến công tác vệ sinh công nghiệp, sử dụng nguyên vật liệu, dung môi, hóa chất, bảo đảm các thành phẩm được lưu giữ riêng biệt, an toàn để hạn chế khả năng cháy lan, cháy lớn khi có sự cố xảy ra. DN nên thường xuyên kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống điện đối với những khu vực nguy hiểm dễ gây cháy nổ. Khu vực sơn, khu vực kho thành phẩm phải sử dụng các thiết bị điện phòng nổ. Mặt khác, DN cũng cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCC, chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác chữa cháy như giao thông và nguồn nước… Các DN cần tiếp tục thành lập, xây dựng và tổ chức hoạt động hiệu quả lực lượng PCCC ở cơ sở, thường xuyên tổ chức tuyên truyền các kiến thức, quy định an toàn PCCC cho toàn thể cán bộ, công nhân viên, tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC, thực hiện nghiêm nội dung cam kết về an toàn PCCC đã được ký kết. Theo Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Lê Anh Việt, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Sở Cảnh sát PCCC sẽ tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC, tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, hướng dẫn thực tập phương án chữa cháy… để giúp các DN ngành gỗ hạn chế nguy cơ tiềm ẩn gây cháy, nổ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.DN cần nêu cao tinh thần cảnh giác cháy, nổ Để bảo đảm an toàn PCCC, doanh nghiệp chúng tôi luôn đề cao cảnh giác với cháy nổ. Công ty nghiêm túc thực hiện các quy định PCCC; tuyên truyền, lập sổ quản lý, phương án, kế hoạch ôn luyện, diễn tập PCCC theo định kỳ. Đối với các công nhân mới tuyển dụng, việc tuyên truyền kiến thức, tập huấn kỹ năng PCCC cũng được công ty đặc biệt quan tâm. Trong năm 2012, công ty có xảy ra một vụ cháy tại buồng sơn 500m2 do sơ suất hệ thống điện; may nhờ trong khu vực phun sơn có lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động nên khi xảy ra cháy thì hệ thống chữa cháy này đã phát huy tác dụng, dập nhanh được đám cháy, không để cháy lớn, cháy lan sang khu vực khác… (Trần Văn Phú, đại diện Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Grand Art, KCN Mỹ Phước 1) Toàn tỉnh có 382 cơ sở chế biến gỗ - Tân Uyên, Phú Giáo: 122 cơ sở (chiếm 28%) - Thuận An: 107 cơ sở (chiếm 24,59%) - Dĩ An: 69 cơ sở (chiếm 15,86%) - Bến Cát, Dầu Tiếng: 54 cơ sở (chiếm 12,48%) - Thủ Dầu Một: 30 cơ sở (chiếm 6,89%) - Trong KCN: 53 cơ sở (chiếm 12,18%) Môi trường chế biến gỗ và nguy cơ gây cháy, nổ Quá trình chế biến gỗ tạo ra rất nhiều bụi gỗ với nhiệt độ bốc cháy vào khoảng 265 độ C, mùn cưa, phôi bào, đầu mẩu gỗ. Trong nhà xưởng nếu không có hệ thống thông gió, hút bụi thì bụi gỗ sẽ bám vào thiết bị máy móc, thiết bị điện, sàn nhà, cấu kiện xây dựng… Những phế liệu này sau mỗi ca sản xuất nếu không được chú ý lau dọn sạch, để tích tụ lâu ngày ở nơi sản xuất dễ gây ra cháy. Trong khi bào, cưa hoặc chà nhám; nếu gỗ có lẫn kim loại, khi tiếp xúc ma sát với lưỡi cưa, lưỡi bào,… sẽ phát sinh ra tia lửa làm cháy bụi gỗ, mùn cưa. Ở các bộ phận đai truyền lực và mô tơ điện nếu không có bộ phận che chắn, bảo vệ thì mùn cưa, bụi gỗ sẽ bám vào thân máy, mô tơ, dây cuaroa; khi nhiệt độ tăng lên quá mức cho phép hoặc tia lửa tại đầu pha của mô tơ điện sẽ làm bụi gỗ, mùn cưa bốc cháy. Dầu mỡ của máy sản xuất rớt xuống nền trộn lẫn mùn cưa tạo nên hỗn hợp có khả năng bắt cháy và tự bốc cháy. Những giẻ lau dầu mỡ, lau bụi, mùn cưa phôi bào để mục lâu ngày cũng có khả năng tự bốc cháy là do vi sinh vật hoạt động khi có lẫn dầu mỡ. Các thiết bị bảo vệ như cầu dao, aptomat, ổ cắm điện không có hộp che chắn bảo vệ chống bụi, khi đóng mở máy thường sinh ra tia lửa điện làm cháy bụi gỗ. Dây dẫn điện, thiết bị điện ở khu vực lò sấy, khu vực sơn không đảm bảo an toàn cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy… THÀNH SƠN
Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1414
Quay lên trên