Ngày Di sản văn hóa - Ngày về nguồn

Cập nhật: 23-11-2018 | 09:22:55

Năm nay, kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam (23-11) được tổ chức trọng thể tại Khu di tích lịch sử địa đạo Tam giác sắt. Đây cũng là cột mốc đáng nhớ - 70 năm ra đời địa đạo nổi tiếng này (1948-2018)...

Ngày 24-2- 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23-11 là Ngày DSVH Việt Nam. Từ đó, ngày này đã trở thành ngày hội lớn, thắp sáng ngọn lửa DSVH của dân tộc Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, lễ kỷ niệm Ngày DSVH Việt Nam năm nay sẽ được tổ chức thiết thực, hiệu quả, bảo đảm các yêu cầu về giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ DSVH của toàn dân, đặc biệt là những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các DSVH. Chúng ta càng tự hào, càng có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ các DSVH dân tộc cho đời sau, bởi để có được các DSVH, ông cha ta đã dày công gìn giữ, vun bồi. Cùng với thời gian, các giá trị ấy như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn, là điểm tựa, là cội rễ góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là thông điệp của lễ kỷ niệm nhân Ngày DSVH Việt Nam.

Đoàn viên thanh niên về nguồn tại Khu di tích địa đạo Tây Nam Bến Cát
(Tam giác sắt)

Bà Văn ThịThùy Trang, Trưởng ban Quản lýDi tích vàDanh thắng tỉnh, cho biết tính đến tháng 10-2018, Bình Dương có 56 di tích được xếp hạng. Trong đó, có 12 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 44 di tích xếp hạng cấp tỉnh với loại hình phong phú và đa dạng về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích được đặc biệt chú trọng đầu tư, trùng tu, tôn tạo các hạng mục của các di tích cấp quốc gia: Di tích chiến khu Đ; Di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi; Di tích địa đạo Tây Nam Bến Cát (Tam giác sắt); Sở chỉhuy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh và các di tích cấp tỉnh: Chiến khu Vĩnh Lợi, Chiến khu Thuận An Hòa, Căn cứ Hố Lang, Rừng Kiến An… Phát huy giá trị di tích một cách có hiệu quả, thu hút ngày càng đông đảo khách tham quan, các di tích thật sự đã trở thành nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tìm hiểu về lịch sử đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha ông.

Bên cạnh đó, công tác sưu tầm và gìn giữ DSVH vật thể và phi vật thể đã có nhiều bộ sưu tập hiện vật có giá trị cao. Trong đó, loại hình DSVH phi vật thể đờn ca tài tử đã được tổ chức UNESCO vinh danh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại; nghề sơn mài Tương Bình Hiệp được đưa vào danh mục DSVH phi vật thể cấp quốc gia.

Năm nay, Di tích địa đạo Tây Nam Bến Cát (Tam giác sắt) được chọn là nơi tổ chức kỷ niệm Ngày DSVH Việt Nam (23-11) là niềm vinh dự cho người dân ở địa phương. Đây sẽ là dịp rất đáng quý để chúng ta ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của quân và dân Bình Dương qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ. Để từ đó, chúng ta tự hào hơn nữa về quê hương, về vùng mảnh đất này. Và cũng để chúng ta xây dựng quê hương ngày càng phát triển, ngày càng văn minh, giàu đẹp.

QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=2828
Quay lên trên