Cơ hội của các trường đại học ở Bình Dương

Cập nhật: 08-06-2012 | 00:00:00

Nếu nhìn từ Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù đây là địa phương tập trung nhiều cảng biển, nhưng đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn chưa có những DN logistics đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong lúc đó, các DN logistics 100% vốn nước ngoài vẫn thông qua các DN Việt Nam làm đại lý và hưởng phí đại lý theo dịch vụ những khâu trên lãnh thổ Việt Nam, còn mọi hoạt động của chuỗi logistics đều do phía nước ngoài điều hành. Với một tỉnh có mật độ cảng biển dày đặc như Bà Rịa - Vũng Tàu, điều này cần phải suy nghĩ. Nhưng nói như bà Nguyễn Thị Chim Lang, Hiệu trưởng ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu thì để xây dựng được một trung tâm dịch vụ logistics bài bản là không dễ, vì nó đòi hỏi cần có sự đầu tư bài bản, trong đó có cả vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Để chuẩn bị cho tổng thể chiến lược phát triển logistics và thực hiện thí điểm mô hình chính quyền cảng, Hiệu trưởng ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết bước đầu sẽ xây dựng bài bản việc chọn lựa, đào tạo nguồn nhân lực logistics, có thể chủ động nguồn nhân lực đáp ứng các chiến lược phát triển dịch vụ logistcs, mau chóng biến Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một trung tâm logistics có tính cạnh tranh, ổn định và phục vụ tốt nhất cho khách hàng ở các cảng.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng Nguyễn Xuân Dũng, cho biết các DN logistics Việt Nam nói chung vẫn còn non yếu. Có rất nhiều DN logistics, nhưng hầu hết chỉ thực hiện một vài khâu riêng lẻ, độc lập, chưa hiểu biết nhiều về nghiệp vụ logistics, chưa am hiểu nhiều về quy định luật pháp có liên quan của từng nước, từng khu vực trên thế giới, chưa kết nối được mạng lưới quốc tế nên chưa đủ sức tổ chức điều hành toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc có sự kết nối toàn cầu để cung cấp dịch vụ logistics trọn gói đối với hàng hóa. Thực tế, để giải quyết nguồn nhân lực cho các cảng miền Trung, ĐH Đà Nẵng đã liên kết với ĐH Liège (Vương quốc Bỉ) đào tạo được hai khóa logistics với 39 học viên. Nhưng theo nhận xét từ đại diện Cảng Đà Nẵng, các khóa đào tạo logistics ở ĐH Đà Nẵng được hình thành là do nhu cầu bức xúc trước mắt về nhân lực, chưa mang tính chiến lược lâu dài; chương trình đào tạo thì chưa được chọn lọc...

Trong khi đó, chuyện đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistcs vẫn chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung cho các trường ĐH và trung học chuyên nghiệp. Điều này rất dễ đưa đến chuyện các trường “cầm đèn chạy trước ô tô”! Lo lắng nói trên của các tỉnh có kinh tế cảng phát triển là một tham khảo cần thiết và là cơ hội đối với các trường ĐH ở Bình Dương. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics cũng đặt ra nhiều thách thức, vì đây là một ngành khá mới mẻ, nhưng nhiều hấp dẫn cho cả phía đào tạo và người học.

Lê Quang

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=210
Quay lên trên