Khẩn trương thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai

Cập nhật: 19-10-2013 | 00:00:00

  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam kiểm tra công tác vận hành, điều tiết nước tại hồ Thủy Lợi Từ Vân 1 và Từ Vân 2.

Ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch UBND huyện Bến Cát cho biết, bước đầu theo thống kê sơ bộ, việc ngập lụt đã làm ảnh hưởng 615 hộ dân, không thiệt hại về tính mạng. Riêng về thiệt hại tài sản hiện vẫn chưa thể thống kê, địa phương đang chờ nước rút mới có thể tổ chức khảo sát, đánh giá và thống kê thiệt hại một cách cụ thể.

“Nhiệm vụ trọng tâm của địa phương hiện giờ là đưa người dân chưa thể về nhà đến chỗ ở tạm ổn định nơi sinh hoạt, ăn ở. Tổ chức cung cấp nước sạch phục vụ cho nhân dân; đồng thời triển khai các biện pháp phòng dịch, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng nhằm phòng tránh các ổ dịch bệnh bùng phát sau thiên tai”, ông Chí nói.

  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam kiểm tra tại hiện trường cầu Bến Tượng bị nước lũ cuốn gây sạt lở.

Ngay sau khi làm việc với huyện Bến Cát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam đã có buổi kiểm tra thực tế tại hiện trường các khu vực ngập úng; kiểm tra 2 cây cầu Bến Mây và Bến Tượng bị hư hỏng phần mố do nước lũ làm  sạt lở. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam yêu cầu huyện Bến Cát khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm an toàn giao thông qua các khu vực, phòng tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Tiếp tục kiểm tra về công tác vận hành tại hồ điều tiết nước Từ Vân 1 và Từ Vân 2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam yêu cầu đơn vị chủ quản và cán bộ vận hành cần thực hiện nghiêm các quy trình vận hành các hồ, bảo đảm việc xả tràn điều tiết không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân vùng hạ du.

  Khu vực bị ngập lụt (ảnh chụp từ Googlemap)

Ông Nguyễn Khánh Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết, nguyên nhân gây ngập lụt là do do mưa lớn kéo dài trong 3 giờ trên diện rộng kết hợp vời triều cường dâng cao đã gây ra ngập lụt thuộc địa bàn thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát. Cũng theo ông Trường, nguyên khác nữa là do khu vực các thượng nguồn thuộc các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh cũng xuất hiện mưa lớn nên lượng nước đổ về rất lớn và cuối cùng là do quá trình đô thị hóa nhanh đã khiến lượng nước không tiêu thoát, làm gia tăng áp lực dòng chảy khiến nhiều khu vực trũng thấp tại thị trấn Mỹ Phước bị ngập nặng.

Minh Duy

 

 

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên