Mai Sông Bé với “Suy ngẫm của người già”

Cập nhật: 23-08-2018 | 08:53:23

Ông tnhận mình là “ngưi già” vì nay đã nghhưu. Nhưng với tôi, ông là ngưi ham đọc, ham viết và đặc bit luôn theo sát thi sbáo chí - nghông đã chọn và cống hiến thật nhiu trong snghip của ông.


Bìa sách “Suy ngẫm của người già”

Tôi biết ông Mai Sông Bé qua lời giới thiệu của một cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh. Theo vị cán bộ đó thì “Bình Dương có người làm báo rất máu lửa đang công tác tại Đồng Nai, làm… sếp báo - đài bên đó!”. Ông nhắc đến Mai Sông Bé với sự ngưỡng mộ về một người hiểu biết rộng, sống tình cảm và rất “chiến hữu” trong các lần trà dư tửu hậu. Để được khen như thế nghĩa là người… rất hay! Và tôi, từ tò mò mà tìm hiểu Mai Sông Bé là người làm báo như thế nào.

Sau này mới biết là ông thích đọc, viết. Thích những người trọng chữ nghĩa, tình cảm, thế thôi. Nhà báo Mai Sông Bé quê ở Thạnh Phước, TX.Tân Uyên. Ông nguyên là Chủ tịch Hội Nhà báo Đồng Nai, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai. Theo ông Nguyễn Tôn Hoàn, Tổng Biên tập Báo Lao động Đồng Nai (hiện là phụ trách Báo Đồng Nai), Mai Sông Bé còn là người gắn bó với Báo Lao động Đồng Nai trong 25 năm qua. Sau ngày nghỉ hưu, từ tháng 4-2017, Mai Sông Bé có thời gian nhiều hơn cho báo viết. Ông viết bài cho chuyên mục “Trong dòng sự kiện” và “Lăng kính” với bút danh Như Nguyệt. Các đề tài Mai Sông Bé chọn thường rất thời sự, lối viết sắc sảo đã tạo được dấu ấn riêng và thu hút bạn đọc. Tập sách Suy ngẫm của người già cũng là tuyển chọn những bài báo hay của Mai Sông Bé được Nhà Xuất bản Đồng Nai biên soạn, phát hành vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà báo Việt Nam 21-6 năm nay.

Với người làm báo, tôi thấy quý vô cùng khi được Mai Sông Bé tặng cuốn sách này. Là bởi, rất nhiều vấn đề được Mai Sông Bé đề cập để nhắc nhở người cầm bút trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức, tài năng của người làm báo không bao giờ được lơ là, được lãng quên nếu bạn còn muốn làm một người viết tử tế. Từng bài viết ngắn của ông trong hơn 400 trang sách sẽ làm bạn… giật mình nhìn lại nếu bạn đang sống bằng nghề báo. Để không còn những “Lương Sinh” mới; Nghịch lý “lao động quyền lực”; Cả nước còn bao nhiêu Vũ “nhôm”… có thể coi là những bài viết cho chúng ta - những người làm báo tự soi lại mình. Tập sách còn là những vấn đề thời sự rất nhạy cảm, là trăn trở của ông về một đời làm báo…

Tôi cũng ngạc nhiên không biết ông lấy đâu ra thời gian để viết và xuất bản chừng này đầu sách: Nhân vật tôi yêu; Baghdad, thành phố trong vòng vây; Gương mặt Đồng Nai qua 15 năm đổi mới báo chí (chủ biên); Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm (viết chung); Thế giới: một góc nhìn; Suy ngẫm của người già... Nếu không mê công việc viết lách, khó có thể làm được chừng đó đầu sách để lại cho các thế hệ sau. Mà theo ông, đó cũng là những việc nên làm chứ chạy theo danh vọng hão huyền mà làm gì…

“Khi cầm quyết định nghỉ hưu, tôi lấy viết đỏ gạch một đoạn đường đời rồi lặng lẽ quay về cố hương Cù lao Rùa, sống cuộc đời thanh tịnh. Hàng ngày, được thắp những nén nhang thơm, ngồi hầu chuyện với “ngũ vị văn nhân sông Đồng Nai”, cùng các nhà báo cách mạng lão thành mà tôi hằng trân quý, biết ơn và gửi trao những trang sách đầy nhân văn cho lớp trẻ, tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc trong những ngày cuối đời”… Đó, Mai Sông Bé tâm sự như thế và rủ bạn bè: “Khi nào sang Cù lao Rùa - Thạnh Phước, Tân Uyên uống trà, đọc sách nha”.

QUỲNH NHƯ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên