Vai trò, vị thế của công tác khuyến công đã được nâng lên

Cập nhật: 30-08-2012 | 00:00:00

Sau 5 năm thực hiện Chương trình Khuyến công (KC) quốc gia, đến nay hoat động KC ở Bình Dương đa đi vao ổn định, từng bước khẳng định vai tro, vị thế cua công tac KC đối với cac cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT). Hiện công tac KC chu yếu tập trung khuyến khích, hỗ trợ thuc đẩy phat triển cac nganh công nghiệp - tiểu thu công nghiệp theo quy hoach phat triển kinh tế - xa hội tai địa phương, trong đo ưu tiên đẩy manh hỗ trợ thực hiện chương trình phat triển san phẩm công nghiệp mui nhon, san phẩm xuất khẩu chu lực...

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Ba Nhất, cho biết: “Trung tâm KC (Sở Công Thương) đã 2 lần phối hợp với HTX tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên. Số tiền tuy không nhiều nhưng “một miếng thịt làng, bằng một tràng thịt chợ”, hội viên rất phấn khởi do thấy rõ sự quan tâm của Nhà nước, từ đó làm việc tích cực hơn. Ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ Bình Dương, cho biết: “Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, vấn đề chất lượng sản phẩm, cũng như tay nghề công nhân được đặt lên hàng đầu, nên chúng tôi rất mừng khi Trung tâm KC về mở các lớp dạy nghề ở các DN chế biến gỗ xuất khẩu”. 

Công nhân Công ty May Quốc tế sau khi được hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề đã tự tin hơn trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất

Cũng nhằm mục đích giúp DN hội nhập tốt, bên cạnh việc đào tạo nghề, Trung tâm KC còn khuyến khích các DN đầu tư hiện đại hóa công nghệ, tạo ra sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường. Từ đó, nhân rộng cho các cơ sở, DN hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất. Trung tâm KC đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, Trung tâm KC đã hỗ trợ DN trong xúc tiến thương mại, vận động cho 24 DN tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh, với kinh phí thực hiện hơn 240 triệu đồng.

Vẫn còn nhiều kho khăn

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đáp ứng nhu cầu nhân lực có tay nghề cho các cơ sở CNNT và đáp ứng nhu cầu về lao động cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, Trung tâm KC đa phối hợp với cac hiệp hội nganh nghề va DN đao tao nâng cao tay nghề cho lao động, gop phần hình thanh đội ngu lao động co tay nghề cao. Theo đo, tổng số lao động được đao tao giai đoan 2008-2012 la 4.800 người, chu yếu tập trung tai huyện Tân Uyên va TX.Thuận An. Nganh nghề đao tao cu thể la nâng cao ky năng nghề may (2.000 lao động), mây tre đan (350 lao động), san xuất san phẩm từ sợi nhựa (300 lao động), ky thuật han khung sắt định hình (100 lao động), chế biến gỗ (1.000  lao động) va nghề may công nghiệp (1.050 lao động). Tổng kinh phí trung tâm KC đa hỗ trợ cho DN, cơ sở đao tao nghề cho lao động la 3.184,5 triệu đồng.

 

Việc hỗ trợ một phần kinh phí KC đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư có hiệu quả nhằm phát triển sản xuất CNNT và góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, công tác KC ở Bình Dương hiện vẫn còn không ít khó khăn. Do đặc điểm là tỉnh có nền công nghiệp phát triển, lao động ở khu vực CNNT, tiểu thủ công nghiệp có thu nhập còn thấp so với các khu vực khác nên chưa thu hút được lực lượng lao động. Một số đơn vị, cơ sở được hỗ trợ mở lớp đào tạo nghề nhưng không thu hút được lao động tham gia, chiêu sinh không đủ học viên, vì vậy chưa tổ chức thực hiện được. Mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí KC là rất nhỏ, thủ tục còn phức tạp, do đó nhiều DN còn có tâm lý ngán ngại khi đăng ký và lập thủ tục xin thụ hưởng chính sách do thủ tục xin hỗ trợ từ nguồn kinh phí KC. Mặt khác, chế độ ưu đãi đối với người lao động học nghề tại các DN theo chính sách KC và theo chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn là khá chênh lệch nên người lao động và các DN có sự so sánh, lựa chọn. Cụ thể, mức hỗ trợ từ kinh phí KC cho đào tạo nghề hiện chỉ được 300 ngàn đồng/người/tháng, thấp hơn mức hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng) và đối tượng thuộc hộ nghèo do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hỗ trợ, do vậy cũng gây khó khăn cho quá trình triển khai chính sách.

Sự phối hợp triển khai chính sách giữa cơ quan quản lý Nhà nước về KC với các ngành liên quan và các đoàn thể, hiệp hội DN trên địa bàn chưa tốt, dẫn đến nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác KC còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách KC trên địa bàn chưa sâu rộng, nên dù đã thực hiện chương trình 5 năm, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa biết KC là gì, chưa nắm được nội dung, cơ chế ưu đãi của chính sách khuyến khích phát triển CNNT, chưa chủ động tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ để phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Sản xuất đồ gỗ ngoại thất xuất khẩu tại Công ty Hiệp Long

Hiện nay, ở cấp huyện chưa có lực lượng cán bộ chuyên trách làm công tác KC mà chỉ bố trí 1 chuyên viên của Phòng Kinh tế kiêm nhiệm, còn ở cấp xã lại càng “trống vắng”, nên công tác KC chưa được quan tâm, dẫn đến chất lượng công tác KC còn thấp; hoạt động KC chưa được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm tại các địa phương...

Cần xã hội hóa công tác khuyến công

Thực tế hoạt động KC đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động thất nghiệp, lao động nông nhàn nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống. Tuy nhiên, hoạt động KC vẫn còn nhiều hạn chế, do mạng lưới mỏng, vốn ít. Tại cuộc họp tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình KC quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm, chỉ đạo: “Để đẩy mạnh công tác KC, trước hết phải xây dựng bộ máy KC các cấp đủ mạnh, các chương trình, đề án KC được xây dựng và thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, mang tính khả thi, hỗ trợ thiết thực cho DN, cơ sở. Cùng với đó, cần tập trung phát triển công tác KC đi vào chiều sâu, nâng cao năng lực quản lý, đầu tư mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh của các làng nghề thủ công truyền thống, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn”.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giải pháp thiết thực nhất để nâng cao hiệu quả công tác KC Bình Dương trong thời gian tới là từng bước thực hiện xã hội hóa công tác KC, tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và dịch vụ KC ở nông thôn; kinh phí KC từ nguồn ngân sách chủ yếu hỗ trợ cho các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNNT, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.            

NGỌC TRỰC

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên