Bảo tồn và phát huy các khu di tích lịch sử - văn hóa

Cập nhật: 07-11-2018 | 14:10:50

Các khu di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh chính là nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Bình Dương. Thời gian qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị của các khu di tích.

Quan tâm công tác giữ gìn, bảo tồn

Khu di tích lịch sử Địa đạo Tam giác sắt thuộc địa bàn 3 xã An Điền, An Tây, Phú An (TX.Bến Cát). Dự án đầu tư Khu trung tâm quần thể tượng đài được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư hơn 225 tỷ đồng, tổng diện tích 17 ha, gm 6 hạng mục công trình mỹ thuật và 20 hạng mục công trình kiến trúc. Từ đầu 2018 đến nay, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng đã triển khai trưng bày tại khu chứng tích chiến tranh, gắn bảng chỉ dẫn, bảng hiệu các khu chức năng, nhà vệ sinh, nội quy tham quan di tích, mua sắm trang thiết bị nội thất, âm thanh chiếu phim tư liệu… thiết kế trưng bày mô hình cuộc sống của người dân trong lòng địa đạo. Hiện nay, khu di tích địa đạo đãmở cửa đón khách tham quan. Số lượng khách tham quan đến di tích ngày càng đông, nếu năm 2014 là 4.163 lượt khách thì năm 2017 là 11.351 lượt khách, riêng quý III năm 2018 có7.296 lượt khách đến tham quan.


Khu di tích lịch sử rừng Kiến An được quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị

Sở Chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh (Du Tiếng) được phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng. Giai đoạn 1 gồm các hạng mục: Nhà truyền thống, nhà quản lý, tiếp khách, nhà bảo vệ, sân lễ, nhà Sở chỉ huy, bếp Hoàng Cầm, bia công tích, bãi xe, đồi cảnh và trang thiết bị bàn ghế làm việc. Thời gian qua, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng đã sưu tầm 100 hình ảnh, 45 hiện vật phục chế và các tài liệu để phục vụ công tác trưng bày và giới thiệu. Hàng năm, di tích đón từ 3.000 đến 4.000 lượt khách tham quan.

Khu di tích lịch sử rừng Kiến An, huyn Du Tiếng đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư phần hạ tầng với tổng mức đầu tư hơn 52 tỷ đồng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành lập đề cương, thỏa thuận nội dung trưng bày với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và đã được UBND tỉnh phê duyệt với các nội dung trưng bày đa dạng, phong phú nhằm tái hiện lại quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân miền Nam tại khu căn cứ địa cách mạng rừng Kiến An, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1960-1975, nhằm khẳng định vị trí, vai trò to lớn của căn cứ địa cách mạng rừng Kiến An tại cửa ngõ phía tây bắc Sài Gòn, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Khu di tích căn cứ Chiến khu Đ đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch với diện tích 39,8 ha gồm 4 khu chức năng: Khu trung tâm, khu trưng bày ngoài trời, khu du lịch nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí thể dục thể thao. Thời gian qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn thiện một số hạng mục. Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được UBND tỉnh cho đầu tư dự án Trưng bày mỹ thuật khu tưởng niệm Chiến Khu Đ giai đoạn 2016-2019 với tổng kinh phí 30,5 tỷ đồng. Cụ thể trưng bày 9 mô hình tranh hoành tráng và phù điêu thuộc khu trưng bày ngoài trời và đầu tư trang thiết bị trong nhà đón tiếp điều hành khu và nhà truyền thống thuộc khu trung tâm. Bên cạnh đó, đình Phú Long đã được UBND tỉnh phê duyệt xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo di tích với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có dự án tôn tạo di tích lịch sử khảo cổ Dốc Chùa, tổng mức đầu tư 28,9 tỷ đồng

Phát huy giá trị văn hóa

Trên địa bàn tỉnh hin có 56 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, trong đó có 12 di tích cấp quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh. Có thể khẳng định, thời gian qua, Bình Dương đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, bảo tồn và phát huy các giá trị giáo dục truyền thng văn hóa, lịch sử, cách mạng cho các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động chủ yếu như: Kết nạp đoàn viên cho thanh biên, cắm trại về nguồn, tổ chức sinh hoạt chi bộ vào những ngày lễ lớn, hành trình đến với địa chỉ đỏ cho các đối tượng học sinh, sinh viên, cựu chiến binh, hưu trí, các đoàn thể, cán bộ trong và ngoài tỉnh tổ chức. Ngoài ra, các di tích còn là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động của địa phương, qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay.

Ông Nguyễn Khoa Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, công tác bảo tn, phát huy giátrdi tích lch s, văn hóa trên đa bàn tỉnh đãđt đưc nhng kết quđáng ktrên các lĩnh vc nghiên cu, lp hsơ xếp hng di tích, bo tn tôn to, phát huy giátrdi tích. Qua đó đã khơi dy nhng tim năng ẩn cha trong các di tích, phc vcó hiu qucông tác giáo dc kiến thc lch s, giáo dc truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo đà cho sự phát trin bn vng ca ngành du lch tỉnh nhà”.

KIM HÀ

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên