Chủ động phòng chống thiên tai

Cập nhật: 29-08-2018 | 08:30:38

 Để chủ động phòng chống thiên tai, hiện nay các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án phòng tránh, ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, các chuyên gia khuyến cáo các cấp, các ngành và người dân trong tỉnh cần chủ động các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Bảo đảm an toàn công trình hồ, đập chứa nước

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8 công trình hồ chứa thủy lợi (không có hồ thủy điện), dung tích dưới 10 triệu m3. Nhằm bảo đảm an toàn công trình hồ, đập chứa nước do tỉnh quản lý, hàng năm trước mùa mưa lũ, sở đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc kiểm tra an toàn các công trình để có kế hoạch sửa chữa, tu bổ theo thiết kế ban đầu. Đối với công tác duy tu bảo dưỡng, sởyêu cầu các chủ đập thực hiện kiểm tra theo định kỳ trước, trong và sau mùa mưa lũ để tiến hành duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, kịp thời những hư hỏng của công trình nhằm hạn chế những yếu tốbất lợi có thể xảy ra gây mất an toàn cho công trình.

Các cấp, các ngành trong tỉnh chủ động tốt các phương án ứng phó với thiên tai nhằm giảm thiệt hại trong mùa mưa bão. Trong ảnh: Sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa phận phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên. Ảnh: QUỲNH NHIÊN

Bên cạnh đó, để bảo đảm an toàn công trình hồ, đập chứa nước do tỉnh quản lý, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng toàn bộ các công trình thủy lợi trên địa bàn. Việc thanh tra, kiểm tra này nhằm giúp các chủ hồ đập thực hiện tốt phương án phòng, chống bão lũ, bảo đảm an toàn cho các hồ, đập, tính mạng người dân và các công trình cơ sở hạ tầng nằm dưới lưu vực. Kết quảkiểm tra cho thấy, hệ thống thủy lợi hồ Cần Nôm, hồ Suối Giai, hồ Từ Vân I, II hoạt động bình thường. Tại hệ thống kênh tiêu nước Bình Hòa, lượng nước tập trung về kênh lớn hơn thiết kế, kênh bị quá tải nên thường xuyên bị tràn khi mưa lớn; một sốđoạn bờ kênh bị xuống cấp, nhiều ổ gà gây khó khăn trong công tác kiểm tra, quản lý công trình và đi lại của người dân trong khu vực. Hiện Trung tâm Đầu tư, khai thác thủy lợi và nước sạch nông thôn tỉnh đang lập hồ sơ sửa chữa tạm thời nhằm hạn chế hư hỏng trong thời gian chờ Ban Quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện dự án sửa chữa và nâng cấp kênh thoát nước Bình Hòa.

Đối với hệ thống đê bao An Sơn - Lái Thiêu, Tân An - Chánh Mỹ, An Tây - Phú An hoạt động bình thường, phát huy tốt khảnăng ngăn triều, chống ngập úng cho khu vực. Tuy nhiên, tuyến đê bao An Sơn - Lái Thiêu mặt đê bao lồi lõm, nhiều đoạn bị lún thấp, hình thành “ổ gà” đọng nước khi trời mưa gây khó khăn cho việc đi lại của người dân ở một sốkhu vực.

Theo đánh giá, các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh đều đã có phương án phòng chống lũ lụt hạ du, phương án ứng phó trong các tình huống bất lợi nhất như mưa lớn do ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp triều cường, vỡ đập… bảo đảm an toàn công trình đầu mối và vùng hạ du sau đập. Để bảo đảm an toàn công trình, phục vụ sản xuất, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu các địa phương và đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi khẩn trương sửa chữa các hư hỏng của công trình được phân cấp quản lý; thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm, không để xảy ra lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình; cùng với đó tăng cường công tác kiểm tra các vị trí xung yếu của công trình nhằm phát hiện, sửa chữa kịp thời những hư hỏng.

Thực hiện tốt phương án phòng chống thiên tai

Trong năm 2017 và 8 tháng năm 2018, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã phát 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai, 72.700 tờ rơi tuyên truyền “Bảo vệ môi trường sau thiên tai”, 60.000 tờ rơi tuyên truyền “Một số quy định pháp luật về quỹ phòng chống thiên tai đối với cá nhân, tổ chức kinh tế độc lập và người lao động trong doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi, các văn bản dưới luật, bộ chỉ số theo dõi thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” cho 220 cán bộ, công chức đang thực hiện công tác phòng, chống thiên tại cấp huyện, xã trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và năng lực trong công tác phòng chống thiên tai, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn.

Hàng năm, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đều yêu cầu các địa phương chủ động rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn; đồng thời rà soát phương án di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, các khu vực bị ngập lụt do mưa lũ lớn, triều cường để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Ban chỉ huy cũng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương, tình hình quản lý, sử dụng các trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn...

Ông Lê Cảnh Dần, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 13 trận thiên tai, tổng giá trị thiệt hại về tài sản hơn 2 tỷ đồng. Sau khi thiên tai xảy ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương bị thiệt hại khẩn trương hỗ trợ người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Công tác hỗ trợ khắc phục thiên tai được các cấp, các ngành, đơn vị liên quan thực hiện công khai, công bằng, minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ từ cấp cơ sở nên nhận được sự đồng thuận cao từ người dân, không xảy ra khiếu nại, tốcáo.

Tại buổi làm việc của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tại Bình Dương vừa qua, ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đã đánh giá cao công tác chuẩn bị của địa phương trong công tác xây dựng các kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, phù hợp với thực tế của địa phương. Ông cũng đề nghị tỉnh cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai để người dân chủ động thực hiện, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

 Trong năm 2017 và 8 tháng năm 2018, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã phát 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai, 72.700 tờ rơi tuyên truyền “Bảo vệ môi trường sau thiên tai”, 60.000 tờ rơi tuyên truyền “Một số quy định pháp luật về quỹ phòng chống thiên tai đối với cá nhân, tổ chức kinh tế độc lập và người lao động trong doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã phối hợp tổ chức 2 lớp tập huấn Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi, các văn bản dưới luật, bộ chỉ số theo dõi thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” cho 220 cán bộ, công chức đang thực hiện công tác phòng, chống thiên tại cấp huyện, xã trong tỉnh nhằm nâng cao nhận thức và năng lực trong công tác phòng chống thiên tai, thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn.

 Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế năm 2018

 Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ngành y tế tỉnh đã xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai, thảm họa và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế tỉnh năm 2018. Theo đó, kế hoạch đã dự kiến các tình huống có thể xảy ra, phân công nhiệm vụ, tổ chức lực lượng; xây dựng kế hoạch hành động sơ cấp cứu, cấp cứu và điều trị theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ngành y tế tỉnh chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương. Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ cơ sốthuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp khác xảy ra trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và người dân trên địa bàn khắc phục hậu quảthiên tai, thảm họa…

 

QUỲNH NHIÊN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên