Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

Cập nhật: 13-02-2014 | 00:00:00

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 215/QĐ-TTg, phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau đây (trích):

 

Rượu là nguyên nhân phổ biến dẫn tới bạo lực gia đình

+ Hàng năm, tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông, vận động về PCBLGĐ: Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử về PCBLGĐ; tờ tin về PCBLGĐ. Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trực tiếp tại gia đình, cộng đồng về PCBLGĐ. Nghiên cứu, xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tiểu phẩm, kịch bản sân khấu, phim truyền hình về PCBLGĐ. Chú trọng nội dung truyền thông, giáo dục, vận động về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên gia đình trong thực hiện bình đẳng giới, PCBLGĐ. Nghiên cứu đưa nội dung PCBLGĐ vào chương trình đào tạo về gia đình học, xã hội học.

+ Phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình: Nghiên cứu, xây dựng mạng lưới quốc gia PCBLGĐ, mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên PCBLGĐ ở cộng đồng. Duy trì, phát triển hộp thư, số điện thoại tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình. Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá một ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình. Nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả PCBLGĐ ở cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình; mô hình phòng, chống khủng hoảng tâm thần cho người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình nhưng chưa có việc làm.

+ Can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình: Tổ chức góp ý, phê bình, tại cộng đồng dân cư đối với người gây bạo lực gia đình; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người gây bạo lực gia đình. Thực hiện thí điểm xét xử lưu động các vụ án về bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ việc.

+ Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, người dân tham gia công tác PCBLGĐ: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Nghiên cứu việc hình thành Quỹ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về PCBLGĐ. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm trong khu vực quốc tế cho công tác PCBLGĐ.

MINH CHÂU

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=2127
Quay lên trên