Ngành công thương Bình Dương: Những thành công vượt trội

Cập nhật: 10-01-2014 | 00:00:00

   Ngành công nghiệp điện tử được Bình Dương khuyến khích đầu tư. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty FINECS - KCN VSIP

 Công nghiệp tăng trưởng bền vững

Thực hiện Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 10- 3-2008 về việc phê duyệt đề án phát triển hiệp hội ngành hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đến nay Sở Công Thương đã tham mưu thành lập và đưa vào hoạt động 6 Hiệp hội ngành hàng (Sơn mài - Điêu khắc, Dệt may, Chế biến gỗ, Gốm sứ, Cơ - Điện, Da giày) và 1 Câu lạc bộ các nhà xuất nhập khẩu. Trong quá trình hoạt động của các hiệp hội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đọan khủng hoảng và từng bước phát triển bền vững.

Trong 5 năm qua, ngành công thương đã thực hiện tốt nhiệm vụ khôi phục kinh tế, ổn định thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh. Đóng góp quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bình Dương theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ 65,5% - 30% - 4,5%. Hiện Bình Dương đã có 28 khu công nghiệp, 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích 8.958,4 ha và 1 khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với tổng diện tích 4.196 ha. Tính đến cuối năm 2013, Bình Dương đã thu hút 15.050 doanh nghiệp (DN) trong nước với tổng vốn đầu tư 117.413 tỷ đồng và 2.209 DN đầu tư nước ngoài với tổng vốn 18,7 tỷ USD.

Ngành công thương đã triển khai và thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghiệp, xúc tiến thương mại và các chính sách khuyến công... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 5 năm qua, Sở Công Thương đã tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện đạt 100% kế hoạch chương trình trọng điểm, đề án của ngành đề ra. Từ giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) năm 2009 đạt 88.077 tỷ đồng, đến năm 2013 ước thực hiện 162.177,7 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi so năm 2009 và tăng 15,1% so với năm 2012). Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 6.445 triệu USD, đến năm 2013 đạt mức ước thực hiện 14.443,2 triệu USD, (tăng hơn gấp đôi năm 2009 và tăng 15,7% so với năm 2012).

 Nói “không” với sốt giá, ghim hàng

5 năm qua, ngành công thương Bình Dương đã có nhiều thành tích nổi bật trong công tác phát triển cơ sở hạ tầng và quản lý hoạt động thương mại. Nếu như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2009 là 33.290 tỷ đồng thì đến 2013 ước thực hiện 89.544,3 tỷ đồng (tăng hơn gấp đôi so năm 2009 và tăng 24,3% so năm 2012).

Đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn và xúc tiến thương mại

Sở Công Thương đã phối hợp tổ chức thực hiện 5 chương trình hội chợ triển lãm tại tỉnh, như lễ hội gốm sứ mang tầm vóc quốc gia gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước, sản phẩm gốm sứ Bình Dương được nhiều khách hàng biết đến. Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, 5 năm qua đã thực hiện 41 phiên chợ vui đưa hàng Việt về nông thôn với doanh sốbán hàng 28 tỷ đồng. Hỗtrợ358 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 106 hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, nhiều doanh nghiệp bán được hàng, mở đại lý, ký kết các hợp đồng đạt tổng giá trị doanh thu trên 10 tỷđồng và khoảng 3 triệu USD… Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Liên minh HTX, các câu lạc bộ và các hiệp hội tổ chức trên 20 lớp đào tạo, tập huấn từ nguồn kinh phí thuộc chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và của địa phương để nâng cao nghiệp vụ về hoạt động xúc tiến thương mại, gặp gỡ tham tán thương mại để quảng bá giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài. Ngoài ra, sở cũng tổ chức 3 đoàn khảo sát tại thị trường nước ngoài để qua đó các doanh nghiệp ký kết hợp đồng và tìm kiếm khách hàng truyền thống và thị trường mới…

Trên cơ sở các quy hoạch do UBND tỉnh ban hành như Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển mạng lưới xăng dầu giai đoạn 2010-2020; Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại giai đoạn 2010-2020… trong 5 năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa, ngành đã tích cực trong công tác mời gọi, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, đôn đốc các chủ đầu tư sớm triển khai dự án đã được tỉnh chấp thuận chủ trương. Đến nay toàn tỉnh có 95 chợ truyền thống, 11 siêu thị và 5 trung tâm thương mại với quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn loại II, loại III đang hoạt động.

Trong đó, giai đoạn 2007-2013, đã đầu tư xây dựng mới 31 chợ, nâng cấp 16 chợ, xây mới 8 siêu thị, 3 trung tâm thương mại. Hệ thống các cửa hàng phân phối bán lẻ, showroom, siêu thị chuyên doanh tiếp tục được đầu tư phát triển và hoạt động có hiệu quả. Nhằm thực hiện công tác giải tỏa chợ tự phát, sắp xếp trật tự văn minh thương mại trên địa bàn tỉnh, sở đã chỉ đạo các phòng kinh tế huyện, thị, thành phố chủ động sắp xếp ổn định trật tự kinh doanh 54 điểm tạm thời, giải tỏa 98 điểm lấn chiếm lòng lề đường, lắp đặt 351 biển cấm họp chợ.

Trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm, sở phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố bố trí các điểm tạm thời để sắp xếp hộ kinh doanh hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của nhân dân và bảo đảm trật tự, an toàn trong kinh doanh. Thường xuyên nhắc nhở tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trong chợ, siêu thị, trung tâm thương mại nhằm bảo đảm an toàn tài sản và tính mạng của nhân dân.

 Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về các biện pháp bình ổn thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là trong mùa tết, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ điều hành thị trường và ban hành quy chế hoạt động của tổ. Hàng năm sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu để bình ổn thị trường với tổng giá trị dự trữ và chủng loại hàng hóa tăng dần theo từng năm. Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ về chủ trương, chính sách, truyền thông,… sở đã tham mưu UBND tỉnh cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với lãi suất bằng 0.

Đã thành lập chi hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tại các huyện, thị, thành phố

Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh đã thành lập chi hội tại các huyện, thị, thành phố và chuẩn bị chương trình tập huấn cho cán bộ xã, phường về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” rộng khắp tại các thành phố, huyện, thị. Đến nay, hội có 4.816 hội viên hoạt động tại các thành phố, huyện, thị. Song song đó, cuối năm 2011 sở đã thành lập và tổ chức Đại hội lần thứ nhất Hội Cựu công chức và lao động ngành công thương Bình Dương nhiệm kỳ 2011-2016, đến nay đã có 379 hội viên.

Qua đó đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Qua các năm thực hiện, chương trình đã bảo đảm giá cả các mặt hàng thiết yếu, không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa cũng như các biểu hiện đầu cơ, găm hàng trên thị trường, bảo đảm an sinh xã hội, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Phát huy những thành quả trong hơn 37 năm xây dựng và 5 năm tăng tốc kiên cường vượt khó, ngành công thương cùng với chính quyền và nhân dân tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN, thương mại dịch vụ ở mức cao, tích cực xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam vào năm 2020.

 NGỌC TRỰC

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=381
Quay lên trên