Niềm vui nơi xứ Đạo

Cập nhật: 21-12-2015 | 08:32:12

 

 

 Những ngày này ở xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, giáo dân đang tấp nập với việc làm hang đá, treo đèn lồng, trang trí căn nhà… để chuẩn bị đón mừng Giáng sinh. Mùa Giáng sinh năm nay, giáo dân ởđây còn vui mừng hơn khi xứ đạo Lạc An không còn hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh. Đây chính là nhân tố góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương phát triển bền vững.

 Chị Phạm Thị Kim Mãnh (trái), cán bộ giảm nghèo xã thăm hỏi, động viên gia đình chị Nguyễn Thị Nga, một giáo dân giáo xứ Ngọc Đồng. Ảnh: K.HÀ

 Từ những câu chuyện thoát nghèo

Được chị Phạm Thị Kim Mãnh, cán bộ giảm nghèo xã Lạc An dẫn đường, chúng tôi đến thăm một số hộ gia đình ở xứ đạo. Là một xã thuộc vùng xa, những năm qua đời sống của bà con trong xã Lạc An đã từng bước đổi thay cả về vật chất lẫn tinh thần. Gia đình chị Nguyễn Thị Nga, giáo dân giáo xứ Ngọc Đồng, ấp 3, là gia đình đầu tiên chúng tôi ghé thăm. Với dáng người mảnh khảnh, tất tả chị Nga đón chúng tôi bằng nụ cười đôn hậu. Chị Nga kể lại: “Chồng tôi mất cách đây 3 năm, gia đình chỉ có 2 mẹ con côi cút, bản thân tôi lại bị bệnh liên miên nên rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Được sự quan tâm của UBND xã và các ban ngành, đoàn thể, đầu năm 2015 đã xây tặng cho gia đình căn nhà nhân ái, tôi rất vui mừng. Sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền, đoàn thể tại địa phương là động lực lớn giúp tôi cũng như bà con giáo dân vượt qua những khó khăn để vươn lên trong cuộc sống”.

Có nhà mới để an cư, hai mẹ con chị Nga không còn cảnh phải chống chọi với thời tiết nắng, mưa thất thường, từ đó chăm chút hơn cho công việc làm ăn, phát triển kinh tế để thoát nghèo. Được sự tư vấn của cán bộ xã, chị Nga đã làm đơn xin được vay vốn để mở tạp hóa buôn bán nhỏ nhưng lúc đầu, chị vẫn chưa thoát hẳn khỏi những khó khăn. Thấu hiểu hoàn cảnh của chị Nga, chính quyền, ngành thương binh - xã hội xã đã làm hồ sơ đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bắc Tân Uyên hỗ trợ  cho chị Nga theo trường hợp làphụ nữđơn thân nghèo nuôi con. Từ những hỗ trợ này, cùng với cố gắng vươn lên của bản thân, chị Nga đã thoát nghèo.

Ở xã Lạc An, gia đình ông Nguyễn Văn Đức, một giáo dân giáo xứ Võng Phan (ấp 2) cũng là một trong những hộ nghèo được chính quyền, đoàn thểhỗ trợ để vươn lên. Từ nguồn vốn hỗ trợ cho vay ban đầu khoảng 30 triệu đồng, ông Đức đã thuê đất, đầu tư trồng hoa màu và chăn nuôi gà, vịt. Giờ đây, gia đình ông đã thoát nghèo, con cái được ăn học đoàng hoàng, có việc làm ổn định. Trong chuyến đi thực tế này, chúng tôi còn có dịp trò chuyện với ông Dương Văn Bảy, một giáo dân ở giáo xứ Mỹ Vân. Ông Bảy cho biết, cách đây 5 năm, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xã. Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, ông Bảy đã quyết tâm thoát nghèo bằng việc thuê đất canh tác, cải tạo đất hoang để phát triển kinh tế gia đình. Ông Bảy nói: “Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, tôi được vay vốn phát triển trồng trọt nên kinh tế gia đình đã khấm khá hơn. 2 ha diện tích trồng mía, 5 ha trồng khoai mì, 5 ha để cấy lúa và ngôi nhà mới xây là nền tảng để tôi tạo dựng nên một gia đình ấm no, hạnh phúc…”.

Để thoát nghèo bền vững

Trao đối với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Lạc An cho biết, thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc quy định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo và bảo lưu hộ vừa thoát nghèo giai đoạn 2014- 2015, xã Lạc An đã lập danh sách, rà soát từng đối tượng. Qua điều tra, đầu năm 2014 toàn xã có 18 hộ nghèo và 88 hộ cận nghèo. Bằng sự nỗ lực của người dân, sự phối hợp đồng bộ của UBND xã, các ban ngành đoàn thể, các nhà hảo tâm và đặc biệt là sự nỗ lực, đeo bám của các thành viên trong Ban chỉ đạo nên hiện nay, xã Lạc An không còn hộnghèo theo tiêu chí mới của tỉnh, toàn xã chỉ còn 83 hộ cận nghèo.

Không chỉ tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn, các chính sách hỗ trợ về việc làm, y tế, xây dựng nhà tình thương, đại đoàn kết được các ban ngành trong xã đặc biệt quan tâm, đặc biệt là đối với các gia đình có đạo. Trong 2 năm qua, tổng nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình giảm nghèo tại địa phương đã giải ngân hơn 6 tỷ đồng với 951 lượt hộ vay. Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm được phối hợp chặt chẽ, đã có 816 lượt người được giải quyết việc làm ổn định tại các công ty, xí nghiệp. Với mục tiêu xóa nhà dột, thời gian qua, xã luôn tăng cường công tác vận động nguồn kinh phí từ những tấm lòng vàng của các tổ chức, cá nhân hảo tâm để hỗ trợ cho các hộ khó khăn về nhà ở. Ngoài ra, công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, đồng bào có đạo cũng được địa phương quan tâm thực hiện. Vào các ngày lễ, tết, những phần quà có ý nghĩa cũng được các cấp, các ngành trao đến tận tay người nghèo, mang đậm tinh thần nhân văn cao cả.

Dù đạt được thành quả nhất định nhưng một số thành viên trong Ban chỉ đạo giảm nghèo xã vẫn còn có những trăn trở. Chị Phạm Thị Kim Mãnh, cán bộ giảm nghèo x ãLạc An cho biết: “Do đặc thù của địa phương có trên 80% hộ dân bao gồm cả giáo dân sống bằng nghề nông nhưng thời tiết diễn biến thất thường, giá cả vật tư phục vụ cho sản xuất tăng cao nhưng giá nông sản xuống thấp, không ổn định khiến người dân không an tâm sản xuất. Hơn nữa, trên địa bàn xã lại không có công ty, xínghiệp nên vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn. Đa số hộ nghèo có trình độ thấp, đông con, đông người ăn theo, lại không có việc làm ổn định nên nguy cơ tái nghèo có thể trở lại. Vì vậy, cần lắm sự nỗ lực vượt khó của người dân và sự chung tay chia sẻ của cả cộng đồng xã hội”.

 KIM HÀ

 

 

    

 

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên