Thị xã Thuận An: Đơn vị điển hình trong công tác phổ cập giáo dục

Cập nhật: 25-10-2013 | 00:00:00

Với một địa bàn rộng, dân cư đông, nhiều năm qua, ngành giáo dục Thuận An từng bước phát triển, đi lên vững chắc trong đà tăng trưởng chung của tỉnh. Thuận An luôn là một trong những huyện đi đầu trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT) và phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS).

Học sinh trường Tiểu học Lái Thiêu trong lễ khai giảng năm học mới 2013-2014

Từ năm 1996 huyện Thuận An đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận huyện đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học (CMC-PCGDTH), đến tháng 12- 2001 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác PCGDTHCS, tháng 12-2003, ngành giáo dục Thuận An lại tiếp tục được công nhận PCGDTHĐĐT và từ đó đến nay vẫn duy trì được chuẩn CMC-PCGDTH, THĐĐT, THCS. Thuận An là địa bàn nằm trong khu vực kinh tế công nghiệp trọng điểm của tỉnh và khu vực nên dân cư đông đúc. Toàn thị xã có 10 xã, phường, thị trấn. Các phường đều có dân nhập cư tạm trú, riêng phường Bình Chuẩn dân nhập cư đông gấp đôi dân địa phương và 3 phường: Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa dân nhập cư gấp 4 lần dân địa phương. Sự phát triển kinh tế nhanh kéo theo sự di dân ồ ạt của các tỉnh khác đến Thuận An làm cho dân số tăng cơ học rất lớn và không ổn định nên ảnh hưởng tiến độ xây dựng trường lớp không đáp ứng kịp nhu cầu và số liệu điều tra, thống kê thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho công tác phổ cập. Mặc dù vậy mạng lưới trường lớp của TX.Thuận An vẫn được kiên cố hóa và lầu hóa. Toàn thị xã có 53 trường mầm non, mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 8 trường THCS, 3 trường THPT, 1 trường tư thục Trung - Tiểu học Đức Trí. Quy mô giáo dục của TX.Thuận An cũng liên tục được nâng chất, trình độ dân trí ngày càng nâng cao, các điều kiện bảo đảm giáo dục được tăng cường. Đặc biệt, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển, góp phần thực hiện tốt mục tiêu và chương trình giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), tạo sự công bằng trong GD-ĐT, tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, cả thị xã là một xã hội học tập. Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự ủng hộ của toàn dân và đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành, trong những năm qua, ngành giáo dục TX.Thuận An đã thực sự góp phần vào những thắng lợi trong công tác PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS chung của tỉnh. Để có được kết quả cao trong công tác PCGD, hàng năm TX.Thuận An đều có tổ chức hội nghị tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch và khen thưởng những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ để động viên và phát triển phong trào, đánh giá hoạt động và rút kinh nghiệm sự phối hợp thực hiện công tác PCGD của từng ngành, đồng thời đề ra phương hướng công tác PCGDTHCS cho năm tiếp theo. Ban chỉ đạo (BCĐ) CMC-PCGD TX.Thuận An cũng đã chỉ đạo ngành giáo dục có biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học nhất là ở các trường THCS, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban; kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể để huy động các đối tượng trong độ tuổi ra lớp, hàng năm vận động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học (hoàn thành chương trình tiểu học) vào lớp 6 ở tất cả các địa bàn. Hiện nay, TX.Thuận An có 10/10 xã, phường đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng và đi vào hoạt động. Riêng về công tác PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi TX.Thuận An có 10/10 xã, phường đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi năm 2013, tỷ lệ 100%. Bà Huỳnh Thị Mỹ Ngân, Trưởng phòng GD-ĐT TX.Thuận An, cho biết: “Thời gian qua, công tác CMC-PCGD nói chung, công tác PCGDTHCS nói riêng tại các xã, phường trong TX.Thuận An đều có triển khai thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu của BCĐ thị xã. Nhận thức của thành viên BCĐ từ thị xã đến các xã, phường, của nhân dân địa phương về công tác này có chuyển biến rõ rệt, cụ thể như BCĐ hoạt động đều tay, tích cực hỗ trợ cho người dạy và học. Có đông đảo đối tượng là thanh niên tham gia học tập để nâng cao trình độ. Hiện nay, địa bàn Thuận An có nhiều khu công nghiệp cần tuyển lao động có trình độ tốt nghiệp từ THCS trở lên cũng là động cơ, là nhu cầu phải học văn hóa của nhân dân ở địa phương. Tính đến năm 2013 trình độ văn hóa nhân dân, nhất là thanh niên được nâng lên, thanh niên trong độ tuổi lao động có việc làm, ổn định đời sống góp phần giảm bớt nhiều hộ nghèo”.

NGỌC THANH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=623
Quay lên trên
X